Nhiều người khi mắc căn bệnh này hoặc có người thân, bạn bè bị bệnh này luôn thắc mắc rằng bệnh lao phổi có lây không? Khi biết được chính xác câu trả lời thì mọi người sẽ có các phương pháp điều trị cũng như điều chỉnh lại chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý nhất. Đặc biệt là chúng ra sẽ hiểu rõ hơn về con đường truyền nhiễm cũng như cách phòng tránh hiệu quả nhất bệnh lao phổi.

Bệnh lao chính là một loại bệnh do vi khuẩn lao có tên tiếng Anh là Mycobacterium tuberculosis tấn công vào bất cứ một bộ phận nào của cơ thể và gặp nhiều nhất ở phổi. Bệnh lao là loại bệnh không có ổ chứa mầm bệnh ở trong thiên nhiên cũng như vật trung gian truyền bệnh. Nguồn bệnh chính là những người bị bệnh lao phổi; lao thanh quản; bệnh phế quản trong giai đoạn ho khạc ra các vi khuẩn gây lao.

Bệnh lao phổi có lây không?

Bệnh lao phổi là một loại bệnh có tính lây truyền từ người này sang người khác thông qua không khí có chứa vi khuẩn lao có trong đờm; rãi của bệnh nhân khi ho; khạc; hắt hơi. Người bình thường khi hít phải không khí có chứa vi khuẩn sẽ bị nhiễm lao.

Hầu như mọi người khi bị nhiễm lao không có một triệu chứng cự thể nào. Vi khuẩn có thể ở thể bất động hay còn gọi là lao tiềm ẩn trong cơ thể. Tuy nhiên nó cũng có thể bị kích hoạt lại sau nhiều năm khi người bệnh có hệ miễn dịch bị suy yếu.

Bệnh lao phổi có lây không? Cách phòng tránh bệnh ra sao? 1

Một số yếu tố tạo sự thuận lợi khiến cho bệnh nhân lao phổi dễ lây có thể kể tới như: Bệnh mãn tính; bị suy dinh dưỡng; bị nghiện rượu; người sử dụng các loại thuốc; HIV/AIDS và một số các loại bệnh ung thư đều có thể ức chế hệ thống miễn dịch dẫn tới sự lây lan của bệnh. Sau đó thì các nhiễm trùng phổi giai đoạn ban đầu có thể lan truyền tới các bộ phận khác của cơ thể như: thận; cột sống; não.

Cách phòng tránh bệnh lao phổi

Một số biểu hiện có thể gặp của bệnh nhân lao phổi như: ho; sốt; ra mồ hôi về đêm; sụt cân, người yếu… chỉ ở mức độ nhẹ và diễn ra trong vài tháng nên người bệnh chủ quan và thường không đi khám bệnh.

Trong giai đoạn đầu Bệnh lao phổi có lây không? Thực tế nếu bệnh không được phát hiện cũng như điều trị sớm thì người bệnh sẽ liên tục phát tán vi khuẩn lao vào không khí, từ đó trở thành một  nguồn lây bệnh cho cộng đồng. Việc lây truyền này chỉ có thể ngừng lại khi người bệnh dùng thuốc chống lao trong khoảng thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng. Bởi vậy, việc phát hiện sớm và ngăn chặn sự lây lan của bệnh là điều cần làm nhanh chóng và rất quan trọng.