Bệnh thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý mãn tính phổ biến hiện nay. Bệnh gây nên tổn thương thoái hóa sụn khớp hoặc bộ phận đĩa đệm. Trong và sau quá trình chữa trị bệnh bạn cần một số vấn đề trong cuộc sống sinh hoạt.

Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống cổ có nguy hiểm không? Bệnh thoái hóa đốt sống có không đe dọa trực tiếp tới sức khỏe nhưng lại có sự tàn phá sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh rất lớn. Bệnh gây ra những cơn đau đớn ở vùng cổ rồi lan dần sang vùng vai, gáy và cánh tay. Ở giai đoạn nặng, bệnh thoái hóa cột sống cổ còn có thể dẫn tới teo cơ tay, khả năng vận động bị hạn chế cũng như cuộc sống sinh hoạt bị phụ thuộc hoàn toàn vào người khác.

Bệnh thoái hóa cột sống cổ- hệ quả nguy hiểm và lưu ý trong sinh hoạt 1

Một số hệ quả do thoái hóa cột sống cổ gây ra mà bất cứ người bệnh nào cũng phải đối mặt như: hội chứng vai- cánh tay do dây thần kinh bị chèn ép, chứng đau đầu và chóng mặt do các động mạch đốt sống bị chèn ép. Trường hợp người bệnh có dấu hiệu tủy bị chèn ép sẽ dẫn tới tứ chi đau yếu, khả năng vận động kém và không còn đi lại bình thường.

Bệnh thoái hóa cột sống cổ nên ăn gì?

Điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ không thể không quan tâm tới vấn đề thực phẩm ăn uống cần bổ sung hàng ngày. Bởi nó là phương pháp hỗ trợ chữa bệnh đạt những kết quả chuyển biến tích cực. Cũng giống như bệnh thoái hóa cột sống nói chung, người bị thoái hóa cột sống cổ nói riêng nên ăn những loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất vi lượng có lợi cho xương khớp. Nhóm dưỡng chất tốt cho cột sống có nhiều trong rau xanh, sữa cùng với rất nhiều trái cây và các thực phẩm thủy hải sản.

Bệnh thoái hóa cột sống cổ- hệ quả nguy hiểm và lưu ý trong sinh hoạt 2

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh sử dụng thực phẩm ăn nhanh, món ăn chiên xào nhiều giàu mỡ, rượu, bia, chất kích thích…. Bởi chúng không chỉ khiến cho trọng lượng cơ thể tăng gây áp lực cho cột sống mà còn thúc đẩy quá trình lão hóa từ đó bệnh tình ngày càng nghiêm trọng.

Bài tập thoái hóa đốt sống cổ

Ngoài chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần lưu ý, người bị bệnh thoái hóa cột sống cổ cũng cần phải lưu ý tới vấn đề tập luyện thể dục thể thao. Các bài tập thoái hóa đốt sống cổ có tác dụng cải thiện chức năng vận động cột sống, giúp cột sống luông dẻo dai, linh hoạt và khỏe mạnh cũng như tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Tùy vào thể trạng và tình hình tiến triển bệnh của từng người sẽ áp dụng bài tập, bộ môn thể thao phù hợp.

Một số bộ môn tốt cho bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ như: bơi lội, đạp xe, đi bộ, chạy bộ, yoga, thiền hay dưỡng sinh…. Một lưu ý nhỏ mà bạn cần biết đó là: người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi tập luyện. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào nặng hơn thì cần dừng lại và thăm khám bác sĩ.

Bệnh thoái hóa cột sống cổ sẽ không trở thành một căn bệnh dai dẳng và khó chịu nếu ngay từ đầu bạn phát hiện sớm và chữa trị toàn diện. Do vậy, chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ là điều cần thiết.