Đau lưng dưới khi tập Gym có thể không sao nếu bạn bị nhẹ nhưng cũng có thể bạn bị liệt suốt đời nếu bị nặng. Bởi vậy, khi bị đau lưng dưới bạn nên tới bệnh viện khám để được điều trị tốt nhất. Tìm hiểu ngay về bệnh và cách phòng ngừa nhé.

Bị đau lưng dưới là bệnh gì?

Bị đau lưng dưới là căn bệnh khá phổ biến hiện nay. Nhiều người cho rằng đau lưng dưới không nguy hiểm nên đã không tìm hiểu nhiều về căn bệnh này. Bệnh được biểu hiện bởi những dấu hiệu đặc trưng như xuất hiện các cơn đau âm ỉ, tê nhức, dai dẳng ở vùng lưng dưới khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu. Vậy bị đau lưng dưới là bệnh gì? Bạn đã tìm hiểu bệnh này bao giờ chưa? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm thông tin về căn bệnh này nhé:

  • Đau lưng dưới dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng.

Tại giữa hai đầu của các đốt sống sẽ có một lớp đĩa đệm mỏng, hình dẹt, có tác dụng giảm, giảm ma sát khi cột sống vận động. Khi nhân nhầy của đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép lên các dây chằng, gân cơ và tạo ra những cơn đau nhức, khó chịu và làm tê liệt vùng lưng dưới của người bệnh. Những cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra có thể lan xuống mông và hai bên đùi. Làm giảm khả năng vận động, co duỗi chân của bệnh nhân.

  • Đau lưng dưới dấu hiệu của bệnh gai cột sống thắt lưng.

Các gai xương hình thành do sự lắng đọng canxi ở hai bên rìa cột sống hoặc có thể các gai xương này là sự phát triển thêm của đốt sống. Vì theo sự phát triển tự nhiên, khi xương đốt sống bị tổn thương như rạn nứt hay gãy thì cơ thể sẽ tự bổ sung thêm canxi và vị trí đó để giúp xương vững chắc hơn. Nhưng do lượng canxi không được mịn, có hình dáng to nhỏ khác nhau nên khi cơ thể người bệnh di chuyển các hạt canxi sẽ đâm vào cơ, hệ thống dây chằng và các dây thần kinh.

Bị đau lưng dưới là bệnh gì? 4 dấu hiệu cần chú ý 1

  • Đau lưng dưới dấu hiệu của bệnh đau thần kinh tọa.

Đây là hậu quả của việc người bệnh không điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm kịp thời. Bởi vì nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài chèn ép lên dây thần kinh tọa và tạo nên cơn đau nhức, tê buốt bắt đầu từ vùng lưng dưới và kéo dài xuống tận các ngón chân. Với căn bệnh này, người bệnh sẽ gặp cản trở rất lớn trong việc di chuyển. Bệnh nhân đau thần kinh tọa có dấu hiệu đau ở một bên thắt lưng trái hoặc thắt lưng bên phải.

  • Đau lưng dưới dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

Tình trạng đau lưng dưới cũng là dấu hiệu của bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Đây là hiện tượng chung của những người bắt đầu bước vào độ tuổi “xế chiều”. Theo thời gian, hệ thống xương khớp ở cơ thể người sẽ yếu đi và thoái hóa dần. Sụn bọc đốt sống sẽ mòn, rách và không còn thực hiện được chức năng giảm ma sát, va chạm giữa các đốt sống thắt lưng với nhau. Vì vậy, khi bệnh nhân làm việc, hoạt động hai đầu đốt sống sẽ va chạm trực tiếp với nhau, gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Nếu không điều trị sớm, có thể dẫn tới bệnh viêm xương đốt sống thắt lưng.

Bệnh đau lưng dưới nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ đẫn dến nhiều biến chứng nguy hiểm như liệt thần kinh, teo cơ, tàn phế….Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và làm việc của người bệnh. Do đó, bệnh nhân đừng chủ quan khi thấy những cơn đau ở dưới lưng. Hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa xương khớp để được khám, chẩn đoán bị đau lưng dưới là bệnh gì và từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Đau lưng dưới khi tập Gym có nguy hiểm không? Cách phòng tránh đau lưng

Nguyên nhân gây đau lưng dưới khi tập Gym

Với những anh chàng tập thể hình, việc bị đau lưng dưới khi tập Gym là điều không tránh khỏi. Bất cứ ai mới tập khi chưa biết cách đều dễ mắc một số lỗi cơ bản gây đau lưng.

Một trong số những nguyên nhân hàng đầu là không khởi động kỹ. Khởi động có vai trò rất quan trọng, là tiền đề để tập bất cứ môn thể thao nào, tăng cường sự dẻo dai cho các khớp, tránh chệch khớp hay bị chuột rút…..Nếu bạn không khởi động kỹ thì khi tập Gym, các cơ, xương khớp chưa hoạt động trơn tru dễ dẫn đến bị thương.

Đau lưng dưới khi tập Gym có nguy hiểm không? 1

Theo kinh nghiệm của một số huấn luyện viên thể hình cho biết: bạn nên luyện cơ bắp để làm nóng người trước khi tập luyện. Nếu bạn đang luyện môn tập tạ cho bắp tay to và săn chắc, bạn nên nâng tạ nhẹ khoảng 30% so với trọng lượng tạ định nâng trong buổi tập, nhẹ nhàng kéo ra kéo vào cho cơ bắp giãn ra. Lúc này, bạn sẽ quen dần và cơ thể cũng nóng lên, khi tập sẽ tránh bị thương hiệu quả.

Một nguyên nhân khác dẫn tới đau lưng dưới khi tập Gym là tập sai tư thế, sai động tác. Ví dụ, khi tập nâng tạ, các chàng trai nên ngồi xuống rồi từ từ nâng lên chứ không phải cúi người rồi nâng tạ lên. Điều đó sẽ khiến các dây chằng bị kéo dãn đột ngột, vòng cơ bên ngoài đĩa đệm có thể bị rách, nhân bị phình ra ngoài chèn vào dây thần kinh khiến bạn rất đau lưng. Không chỉ vậy, bạn còn có thể bị đau cơ bắp ở chân, đùi hoặc liệt nếu bị nặng.

Làm thế nào để không bị đau lưng dưới khi tập Gym?

Đau lưng dưới khi tập Gym có nguy hiểm không? 2

  • Luôn khởi động đủ và đúng bài trước khi tập Gym
  • Tập đúng tư thế, động tác, từ dễ đến khó, từ nặng đến nhẹ
  • Với những người mới nên làm quen dần với các loại máy tập, không cùng lúc tập luyện tất cả các máy dẫn tới quá sức.
  • Khi bị đau bạn không nên cố tập luyện mà hãy nghỉ ngơi để khỏi hoàn toàn.
  • Khi quay lại tập, nên tập lại như từ đầu.

Người bị đau lưng có nên tập thể hình và tập thể dục hay không

1. Đau lưng có nên tập thể hình không?

Nếu như người bệnh bị đau lưng nhẹ thì vẫn nên tập thể hình nhưng tập các bài tập nhẹ thôi. Không nên ham tập nhiều quá dẫn đến tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.

Còn đối với những người bị đau lưng có thể là do các bệnh như đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống lưng…thì nên đến bệnh viện thăm khám cụ thể và được bác sĩ chỉ định có nên tập luyện hay không vì phải tùy theo tình trạng bệnh nữa. Nói chung đa số những người bị đau lưng cần hạn chế tập thể hình

Nếu như được phép tập luyện thì người bị đau lưng cần lưu ý những điều sau:

-Người bệnh không được tập tạ vì lưng và cánh tay sẽ phải hoạt động nhiều dẫn đến mất sức, có thể khiến cho các bệnh xương khớp trở nên trầm trọng hơn.

-Khi tập gym người bệnh nên đeo đai lưng nếu như cảm thấy nhói đau.

-Trước khi bắt đầu vào tập các động tác chính thì người bệnh nên khởi động cho khỏe các cơ bắp.

-Người bệnh phải tránh tuyệt đối không dùng các loại thuốc kích thích để tăng cơ bắp có thể sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ.

Người bị đau lưng có nên tập thể hình và tập thể dục hay không 1

2. Người bị đau lưng có nên tập thể dục hay không?

Những người già thường có xu hướng nằm nghỉ khi bị đau lưng nhưng như vậy sẽ chỉ khiến bệnh thêm nặng mà thôi. Một nghiên cứu mới đây trên những người bị đau lưng mãn tính đã cho thấy rằng: những người không có tập luyện nào thì cũng không có sự thay đổi nào cả, còn những người tập 3 ngày 1 lần thì mức độ đau giảm 18%, tập 4 ngày 1 tuần thì giảm 28% ( nhiều nhất ), còn 2 ngày 1 tuần thì giảm 14%. Điều đó chứng tỏ mức độ luyện tập càng nhiều thì mức độ giảm đau cũng sẽ tăng theo.

Vì các cơ lưng thì ngày một già yếu đi nếu như người bệnh chỉ nằm 1 chỗ mà không chịu vận động thì sẽ chỉ làm cho bệnh tình ngày một trầm trọng hơn.

Vậy người bị đau lưng cần phải tập thể dục như thế nào?

-Nếu như lúc đầu người bệnh tập thể dục mà cảm thấy đau thì có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau, về sau chỉ cần xoa bóp và luyện tập thêm. Sau khi lưng bớt đau, sức khỏe dần ổn định thì có thể kết hợp với các môn thể thao khác như đi bộ nhanh hay tập bơi cũng được.

-Người bị đau lưng có thể đi bơi cũng rất tốt cho sức khỏe. Thậm chí tốt hơn các môn thể thao khác như điền kinh hay đi bộ vì khi chạy bộ các khớp sẽ bị đè nén lên rất nhiều và làm cho các bệnh về cột sống trở nên nặng hơn.

-Lúc đầu thì người bệnh nên tập các bài tập kéo giãn để làm cho cột sống linh hoạt hơn. Sau khi giảm đau xong rồi mới tập đến các bài tập có liên quan đến dây chằng ở vùng lưng hay các bài tập củng cố cơ.

-Khi tập thể dục cần tuân theo sự hướng dẫn của bác sĩ và phải kiên trì lâu dài chứ không phải tập một vài ngày là bỏ.

-Đối với những người bị đau lưng mãn tính thì nên xoa bóp vật lý trị liệu và nghỉ ngơi hợp lý.

-Những động tác tập thể dục người bị đau lưng nên tránh để không ảnh hưởng đến cột sống:

+Nâng tạ quá nặng: Như đã nói ở trên, động tác này sẽ làm ảnh hưởng đến cột sống quá nhiều vì khi tập bạn sẽ phải uốn cong đầu gối và dùng sức để nâng lên.

+Cho nên khi mới tập dù là người bị đau lưng nhẹ thì cũng nên sử dụng chai nước thay cho tạ, rồi về sau mới tăng sức nặng lên. Đến khi cầm tạ thật sự thì nam nên dùng loại tạ tối đa là 5kg còn nữ tối đa chỉ 3kg mà thôi.

Nhiều người suy nghĩ rằng các bài tập gập bụng sẽ giúp cho các phần hông, bụng, lưng dưới sẽ khỏe hơn. Đặc biệt là với chị em phụ nữ có tác dụng giảm cân. Nhưng trên thực tế sẽ chỉ làm cho lưng bị mất cân bằng và đau nhiều hơn. Nguy hiểm hơn là khi người bệnh tập quá mức thì có thể làm hỏng dáng, gù lưng, thậm chí là cong vẹo cột sống. Nhưng không có nghĩa là bạn không được tập gập bụng, bạn có thể để 2 tay ra phía trước thay vì sau gáy sẽ tốt hơn đối với tình trạng cột sống yếu. Hơn nữa tập gập bụng cũng giúp cho người bệnh đặc biệt là các chị em phụ nữ giảm cân rất tốt nên bạn tập từ từ để tăng cường cơ bụng ngang.

+Tập hít đất

Đây là bài tập được nam giới áp dụng rất nhiều. Nhưng khi bị đau lưng thì có lẽ bạn nên xem xét lại vì nó sẽ chèn ép các dây thần kinh làm cho bị đau lưng dai dẳng, tạo áp lực không nhỏ lên các dây thần kinh cột sống ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cá nhân của người bệnh.

Trước khi hít đất bạn nên tập bài tập nhỏ như sau:

Chuẩn bị 1 cái bàn cao ngang bụng rồi đặt 1 chân lên bàn duỗi thẳng. Tiếp theo cúi đầu xuống cho đầu gối và đầu chạm vào nhau. Đổi sang chân còn lại và làm tương tự cứ như vậy khoảng 10-20 lần.

Nguyên nhân và cách ngăn ngừa chứng bệnh đau lưng dưới bên trái

Hiện nay, đau lưng là chứng bệnh khá phổ biến, nó có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau và đau lưng cũng xảy ra ở nhiều trị trí khác nhau như: đau lưng dưới bên trái, đau lưng dưới bên phải, đau thắt lưng… Mỗi triệu chứng đau ở một vị trí là thể hiện các bệnh khác nhau. Bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu về chứng đau lưng dưới bên trái:

Nguyên nhân nào gây ra đau lưng dưới bên trái.

  • Thoát vị đĩa đệm gây ra đau lưng dưới bên trái.

Đĩa đệm nằm giữa các đốt sống, giúp đệm đỡ, phân tán lực khi có áp lực tác động lên cột sống. Nếu đĩa đệm bị thoát vị hoặc bị thoái hóa ra bên ngoài sẽ làm giảm chiều cao của khoang gian đốt sống, giảm và mất nhiệm vụ đệm đỡ. Triệu chứng là bạn thấy đau nhức đột ngột khi mang vác vật nặng hoặc khi vặn mình, chỗ đau là ở cuối, gần với xương cụt.

Nguyên nhân và cách ngăn ngừa chứng bệnh đau lưng dưới bên trái. 1

  • Hội chứng ruột kích thích gây đau lưng dưới bên trái

Đây là tình trạng rối loạn hoạt động tiêu hóa. Hội chứng rối loạn kích thích khiến cho ống đại tràng co bóp mạnh dẫn đến những biểu hiện khó chịu như căng thẳng, dị ứng với một số loại thức ăn, tiêu chảy, đau bụng, đau nhức lưng.

  • Đau thần kinh tọa gây ra đau lưng dưới bên trái.

Dây thần kinh tọa kéo dài từ thắt lưng tới gót chân, đây là dây thần kinh lớn nhất trong cơ thể. Khi dây thần kinh tọa bị viêm, sẽ khiến cho những vùng mà nó đi qua cũng bị ảnh hưởng. Đây là lý do tại sao bệnh này thường khởi phát bằng những cơn đau vùng thắt lưng, sau đó lan xuống một hoặc hai chân. Các cơn đau có thể kéo dài cả ngày, đau nhiều hơn khi lưng phải làm việc lâu.

Nguyên nhân và cách ngăn ngừa chứng bệnh đau lưng dưới bên trái. 2

Cách phòng ngừa đau lưng dưới bên trái đơn giản hiệu quả.

  • Để phòng ngừa bệnh đau lưng bên trái, điều quan trọng bạn phải thay đổi lối sống, tích cực tập luyện thể dục, không nên ngồi lâu tại một chỗ, tránh mang vác vật nặng quá sức trong thời gian dài.
  • Để giúp cho việc điều trị hiệu quả bạn nên bổ sung thêm nhiều vitamin A,C,D,E, canxi…để giúp cho xương được chắc khỏe.
  • Để đối phó với vấn đề của hội chứng ruột kích thích bạn cần nghỉ ngơi và không quên tập luyện các bài tập thể dục như đi bộ, ăn thức ăn giàu chất xơ và uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày, tránh ăn đồ ăn nhiều chất béo, ăn mặn.

Đau lưng dưới bên trái là triệu chứng cũng khá nguy hiểm, do đó nếu bạn không chú ý và điều trị sớm thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không chăm sóc và bảo về cơ xương của ngay từ bây giờ.

Đau lưng dưới có phải bị thận không? Nguyên nhân gây ra bệnh này

Đau lưng dưới có phải bị thận không là câu hỏi thường gặp của các bạn đọc bị đau lưng dưới gửi vào hộp thư của xuongkhop.net. Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau lưng dưới, bên cạnh đó đau lưng không ngoại trừ nguyên nhân do thận bị tổn thương gây ra. Do đó, để biết hơn về đau lưng dưới có phải bị thận không các bạn hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây:

Đau lưng dưới có phải bị thận không?

Trước tiên, chúng tôi xin khẳng định đau lưng dưới không hoàn toàn là do bị thận. Đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên đau lưng dưới do bị thận gây ra là có. Và tình trạng này đã xuất hiện ở nhiều bệnh nhân. Không phải tình trạng đau lưng dưới nào cũng do bị thận gây ra, đồng thời không phải người nào cũng bị đau thận, sỏi thận cũng dẫn đến đau lưng dưới.

Đau lưng dưới có phải bị thận không? Nguyên nhân gây ra bệnh này 1

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia xương khớp cho rằng: 98% các nguyên nhân gây bệnh đau lưng dưới là do tổn thương phần xương cột sống, còn lại 2% là do thận gây ra. Tuy chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng không phải là không thể xảy ra. Vậy nên khi xuất hiện các triệu chứng đau lưng dưới người bệnh nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa uy tín để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Thận có vai trò như một chiếc máy lọc nước dùng để lọc máu và thải chất độc ra bằng đường nước tiểu. Nếu thận của bạn có vấn đề sẽ khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đau lưng dưới cũng là một trong những nguyên nhân mà bạn có thể nhận biết mình có bị bệnh thận hay không.

Đau lưng dưới có phải do bị thận không? 1

Nếu bạn bị đau lưng do bị vấn đề về thận, các cơn đau sẽ bắt nguồn từ vùng thận dịch chuyển ra sau lưng, lan xuống hố chậu, hông, mông, bàn chân…Mỗi cơn đau lưng có thể kèm theo bệnh cảm, sốt, đi tiểu bị đau, đái dắt, nước tiểu đổi màu. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi bạn cũng sẽ bị đau lưng.

Nếu gặp phải triệu chứng như vậy, bạn nên tới các cơ sở khám chữa bệnh để xét nghiệm, chụp phim xác định đúng bệnh điều trị kịp thời.

Nguyên nhân nào gây ra đau lưng dưới do bị thận.

  • Đau lưng dưới do xương khớp bị tổn thương xương khớp như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gãy xương, loãng xương…
  • Đau lưng dưới là triệu chứng của các bệnh như: phình động mạch, ung thư từ bộ phận khác di căn vào xương sống, ung thư tủy sống thường bị ở đoạn thắt lưng làm cho gân quanh các đốt xương sống bị vôi hóa làm cử động không được và đau lưng dưới.

Thận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể mỗi chúng ta, với chức năng lọc máu và đào thải độc tố ra ngoài bằng đường tiểu. Khi thận bị tổn thương bởi một lý do nào đó sẽ tác động không nhỏ đến chúng ta mà đau lưng dưới là một trong những biểu hiện điển hình. Như vậy thận hư, thận yếu…và một số vấn đề thận khác có thể là nguyên nhân gây ra đau lưng dưới.

Triệu chứng đau lưng thận bạn nên biết.

  • Tùy tình trạng mà xuất hiện các cơn đau nhẹ hoặc quặn thắt, đau từ vùng thận ra sau lưng, lan xuống xương chậu, đau hông, đau mông, bàn chân….Các cơn đau thường có chu kỳ và đau dữ dội ở bên trái hay bên phải.
  • Mỗi khi thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể gây đau lưng dưới.
  • Nước tiểu bị thay đổi màu.
  • Một số trường hợp khác còn gặp phải tình trạng buồn nôn, sốt…

Cách chữa bệnh đau lưng thận tại nhà nhanh khỏi

– Bạn cần nằm đúng tư thế, gối đầu không quá cao, lưng thẳng để phần xương cột sống không phải chịu áp lực, giúp giảm đau.

– Bên cạnh đó, bạn có thể sao lá ngải cứu cùng chút muối hột chườm lên vùng đau nhức hoặc nhờ người massge nhẹ nhàng.

– Thường xuyên tập thể dục cũng là một trong những cách giảm đau hiệu quả, tăng cường sức khỏe và sự dẻo dai cho cơ bắp, khớp xương, dây chằng được kéo dãn thoải mái.

Đau lưng dưới có phải do bị thận không? 2

– Đặc biệt, dù chưa biết đau lưng dưới có phải bị thận không bạn vẫn nên thực hiện một chế độ ăn uống khoa học để phòng tránh và hỗ trợ nếu bị bệnh một cách tốt nhất. Ăn nhiều rau củ quả, uống nhiều nước, ăn các loại trứng, cá, sữa, tôm…và hạn chế các đồ ăn mặn, chứa nhiều đạm, nội tạng động vật hay rượu bia là một chế độ lành mạnh cần duy trì.

Chú ý:

Không nên làm việc nặng quá sức, tránh ngồi lâu, ngồi xổm một tư thế, chơi thể thao quá sức, dùng rượu bia, chất kích thích ảnh hưởng đến thận.

Muốn biết chính xác đau lưng dưới có phải do bị thận không bạn cần tới các cơ sở y tế, viện y học cổ truyền để được thăm khám và có hướng điều trị đúng đắn, hiệu quả.

Như vậy, muốn biết được đau lưng dưới có phải bị thận không thì bạn cần tới bệnh viện để chụp X-quang, làm các xét nghiệm cần thiết để chẩn đón chính xác tình trạng bệnh. Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Trên đây là nguyên nhân cũng như cách phòng tránh đau lưng khi tập gym dành cho những người thích có body săn chắc, bụng 6 múi. Thường xuyên vào web của chúng tôi để cập nhật những thông tin hay nhất, mới nhất về các bệnh xương khớp nhé.