Bệnh viêm quanh khớp vai là một loại bệnh khá phổ biến. Bệnh có biểu hiện gây đau và thường xuất hiện khi người bệnh dang tay, xoay cánh tay. Cảm giác đau sẽ lan từ phần mỏm vai tới 2 cánh tay và xuống tới khuỷu tay. Khiến cho chức năng vận động của tay giảm. Trong bài viết dưới đây sẽ là những phương pháp điều trị hiệu quả nhất cho bệnh viêm quanh khớp vai. Tùy theo thể vai đau của bệnh nhân mà người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

Thể vai đau đơn giản

Người bệnh nên điều tri tại chỗ và điều trị toàn thân để có thể đạt được hiệu quả nhất

+ Điều trị tại chỗ: Tiêm corticoid vào trong khớp trong điều kiện vô khuẩn nghiêm ngặt nhất với kim nhỏ có độ vát ngắn.

+ Điều trị toàn thân: Bước đầu dùng các loại thuốc có tác dụng giảm đau thông thường như: alaxan; paracetamol… Khi người bệnh vẫn bị đau dai dẳng và không thể chịu được thì có thể điều trị tiếp trong khoảng từ 2 – 4 tuần với các loại thuốc chống viêm; giảm đau mạnh hơn như:voltaren; apranax; tilcotil.

Sau khi người bệnh hết đau nhưng còn hạn chế về vận động thì nên áp dụng các vận động với các liệu pháp tại cơ sở chuyên khoa giúp phục hồi chức năng. Người bệnh cần chú trọng việc tập dần với từng bước, không nên quá nóng vội vì có thể sẽ gặp các hư tổn hoặc bệnh chưa kịp khỏi hoàn toàn.

Thể vai đau cấp

Điều trị hiệu quả bệnh viêm quanh khớp vai theo từng thể của bệnh

Áp dụng phương pháp điều trị toàn thân chủ yếu bằng cách dùng thuốc giảm đau như đã nói ở trên với thể đau đơn giản.

Thể vai khóa cứng

Khi bệnh ở thể này thì nên cho người bệnh biết rõ được hình thái phát triển của bệnh thành hai pha: pha 1 là pha đau và cần áp dụng các biện pháp điều trị như trong thể vai đau đơn giản. Pha 2 với trạng thái vai cứng đờ nên dùng thuốc chống viêm; giảm đau sẽ rất tốt trong quá trình tái phát đau.

Pha 2 thường kéo dài từ 6 – 18 tháng, khi áp dụng biện pháp vận động liệu pháp thì bệnh sẽ dần được phục hồi cũng có trường hợp tới mức hoàn toàn. Khi người bệnh được hướng dẫn, tự vận động khớp vai thì khả năng phục hồi sẽ nhanh chóng. Ngược lại luyện tập quá mức sẽ kéo dài thời gian khỏi bệnh hơn bình thường.

Thể vai giả liệt

Trong trường hợp vỡ chóp của các gân xoay thì hai tình huống xảy ra có thể là: bệnh nhân trẻ và năng động, mới bị chấn thương thì phẫu thuật để khâu nối lại các chóp của gân xoay. Đối với bệnh nhân đã có tuổi thì nên sử dụng các biện pháp giúp giảm đau; chống viêm; vận động các liệu pháp nhẹ nhàng. Sau khoảng 3 – 4 tháng nếu không thể phục hồi được chức năng thì nên can thiệp bằng phẫu thuật.

Trong các thể đau vai, điều trị bệnh viêm quanh khớp vai có thể áp dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt. Kết hợp với châm cứu giúp giảm đau. Các biện pháp này nên cần có sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa điều trị vật lý, phục hồi chức năng. Khi tác động quá mạnh hoặc tiến hành trong giai đoạn cấp sẽ khiến tổn thương bị nặng thêm. Có nhiều trường hợp bệnh nhân bị tàn phế do nắn chỉnh và bấm huyệt tùy tiện.