Viêm khớp thái dương hàm là bệnh khá phổ biến, không gây nguy hiểm nhưng khá phiền hà. Vì khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ, nên ảnh hưởng chủ yếu đến chức năng ăn nhai, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh. Vậy, đâu là nguyên nhân của bệnh viêm khớp thái dương hàm và phương pháp điều trị bệnh ra sao. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm là tình trạng co thắt cơ, đau có chu kỳ. Có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm như: nhiễm khuẩn, sau chấn thương cấp, viêm khớp dạng thấp (chiếm 50%), thoái hóa khớp, hoặc viêm – thoái hóa thứ phát khớp thái dương hàm.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp thái dương hàm và phương pháp điều trị 1

Nguyên nhân do chấn thương: Chấn thương do va đập (tai nạn xe, bị đánh, bị ngã) hoặc do há miệng quá rộng một cách đột ngột làm trật khớp thái dương hàm. Một biến chứng xảy ra viêm khớp thái dương hàm là nghiến răng lúc ngủ hoặc nhai kẹo cao su quá nhiều làm siết chặt hàm, tạo lực quá lớn tác động lên khớp thái dương hàm, nguy hiểm nhất là làm trật khớp cắn.

Nguyên nhân do căng thẳng, bị trật đĩa khớp (giữa lồi cầu và ổ khớp) hoặc sau nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7, 8. Viêm khớp thái dương hàm cũng hay gặp do răng mọc lệch, mọc chen chúc làm sai khớp cắn.

Thống kê cho thấy, viêm khớp thái dương hàm thường là khớp sau cùng bị tổn thương do thoái hóa khớp, sau các viêm ở khớp nhỏ,  nhỡ bàn cổ tay, khớp khuỷu, khớp gối. Nguyên nhân này chủ yếu gặp ở người trưởng thành, đặc biệt ở người cao tuổi có nhiều khớp xương bị thoái hóa. Ngoài ra, có thể gặp viêm khớp do sang chấn tâm thần gây co thắt cơ hàm, mặt hoặc cắn chặt răng.

Phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm

Để tìm ra phương pháp điều trị viêm khớp thái dương hàm cần nắm được nguyên nhân gây bệnh, khi biết nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể đánh giá tình trạng bệnh, dựa vào nguyên nhân gây bệnh để hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Nguyên nhân của bệnh viêm khớp thái dương hàm và phương pháp điều trị 2

Trước tiên, đối với viêm khớp thái dương hàm cần giảm đau khớp và đau cơ bằng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm và thuốc giãn cơ. Sau đó, áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp cơ, chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng với thức ăn được nấu mềm, nhuyễn.

Trong điều kiện hỗ trợ điều trị thích hợp, người bệnh viêm khớp thái dương hàm đáp ứng tốt thì sau khoảng từ 3 – 5 ngày, gần như bệnh dứt hẳn không mắc lại. Nhưng với những nguyên nhân phức tạp thì có thể phải hỗ trợ điều trị kéo dài, thậm chí chung sống suốt đời với căn bệnh này.

Đối với các răng mọc chen chúc, thưa hay lệch lạc làm sai khớp cắn cần có biện pháp chỉnh hình răng để tái tạo khớp cắn. Nếu bị mất răng, cần phục hình răng để giữ khớp cắn ổn định. Tránh các thói quen không tốt cho khớp thái dương hàm như: mút ngón tay ở trẻ em, cắn móng tay, cắn môi, cắn bút…

Công việc căng thẳng cũng làm bạn cắn chặt hoặc nghiến răng. Có thể hỗ trợ điều trị bằng máng nhai hoặc hỗ trợ bằng vật lý trị liệu như: siêu âm, massage. Bên cạnh đó điều cần thiết là phải tập cách sống lạc quan, loại bỏ nguyên nhân gây ra stress.

Trong và sau thời gian điều trị bệnh viêm khớp thái dương hàm bạn nên hạn chế ăn thức ăn quá cứng hay quá dai. Tránh thói quen không tốt như nghiến răng, cắn chặt răng, cắn móng tay hay đồ vật khác. Chườm ấm ở những vùng đau. Tăng cường luyện tập thể dục thể thao kết hợp với vui chơi thư giản để tránh stress trong cuộc sống.

Việc thăm khám định kỳ 6 tháng/lần được các bác sĩ khuyến cáo để nhằm phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng, giúp người bệnh khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh không nguy hiểm nhưng rất dễ mắc ở mọi lứa tuổi. Vì vậy bạn nên nắm rõ nguyên nhân gây bệnh để phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả nếu mắc phải.