Theo thống kê hiện nay có khoảng 2-3% người dân mắc bệnh trượt đốt sống thắt lưng. Vậy cụ thể trượt đốt sống thắt lưng là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người bệnh? Chúng ta sẽ nắm rõ qua bài viết dưới đây

1. Trượt đốt sống thắt lưng là gì

Cột sống bao gồm 2 phần: Cột đằng trước gồm thân đốt sống, đĩa đệm và dây chằng. Và cột đằng sau là các phần còn lại tính từ dây chằng dọc sau cột sống là cột đằng sau. Cột đằng trước chịu 80% lực tác động, còn cột phí sau chịu 20% lực. Cột phía sau chịu 20% lực có vẻ ít nhưng thực tế các thành phần khớp, dây chằng cũng như eo cung đốt sống chịu là chính. Trượt đốt sống là tình trạng đốt sống trên trượt ra khỏi đốt sống dưới ( trước hoặc sau ). Nó khiến cho người bệnh đi lại vô cùng khó khăn, đau vùng thắt lưng sau đó lan xuống bàn chân.

Dựa trên phim X quang sẽ phân chia thành 5 mức độ trượt đốt sống thắt lưng khác nhau:

+Độ 1: trượt thân đốt sống từ 0-25%

+Độ 2: Trượt thân đốt sống từ 26-50%

+Độ 3: Trượt thân đốt sống từ 51-75%.

+Độ 4: Trượt thân đốt sống từ 76-100%.

+Độ 5: Trượt thân đốt sống hoàn toàn, đốt sống trên sẽ bị rơi khỏi bề mặt thân đốt dưới.

Trượt đốt sống thắt lưng là gì và nó để lại những hậu quả nào 1

2. Nguyên nhân gây ra bệnh trượt đốt sống thắt lưng

-Một số nguyên nhân như bị ung thư hay nhiễm khuẩn cũng có thể gây ra bệnh trượt đốt sống thắt lưng. Nó làm cho các thành phần cột sống bị ung thư, nhiễm khuẩn dẫn đến 2 trục vận động của cột sống bị mất cân đối.

-Phần eo chính là phần giao nhau giữa mảnh xương, gai ngang và mỏm khớp dưới, trên của thân đốt sống. Một trong những nguyên nhân gây ra trượt đốt sống là do khuyết eo dẫn đến các cung sau bị mất liên tục. Khuyết khe hở eo có thể do di truyền hoặc chấn thương gây ra:

+Có 1 tỷ lệ nhất định những người thuộc cùng 1 dân tộc hoặc dòng họ bị hở eo. Tỷ lệ bị hở eo cao nhất là người Eskimo ( do có quan hệ hôn nhân gần ) lên đến 69%, kế đến là người Nhật Bản.

+Trường hợp bị hở eo do gãy xương: Những động tác duỗi và gấp cột sống liên tục sẽ xảy ra chấn thương và làm cho gẫy eo ( hay còn gọi là gãy mệt ).

-Trật đốt sống do người bệnh bị rối loạn dẫn đến hệ thống cột trụ nâng đỡ cơ thể kém bền vững. Hệ thống dây chằng và khớp cũng không đảm bảo chức năng dẫn đến trật đốt sống

-Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể tác động lên cả cột trụ sau và trước gây trượt đốt sống. Thông thường các mấu khớp của các đốt sống thắt lưng có cấu tạo đặc biệt giúp cho các chức năng sinh học của cột sống hoạt động trơn tru. Khi thoát hóa cột sống xảy ra hoặc diện khớp kém phát triển thì khe khớp cũng sẽ thay đổi theo, dẫn đến trượt đốt sống.

-Một số trường hợp diện khớp bị tổn thương do mổ u tủy, thoát vị đĩa đệm…phải lấy bỏ cung sau cũng có thể làm cho cột sống mất vững, từ đó dẫn đến trượt đốt sống.

-Trượt đốt sống có thể do người bệnh hoạt động mạnh hoặc bị tai nạn dẫn đến cột sống bị chấn thương, làm vỡ các mẩu khớp làm tổn thương các cột trụ, cột sống bị gãy cuống và dẫn đến trượt đốt sống.

-Người bệnh bị hẹp lỗ ghép thần kinh dẫn đến dây thần kinh bị chèn ép và làm trượt cột sống thắt lưng. Điều này xảy ra có thể do:

+1 số trường hợp vì tổ chức xơ quá phát từ khe eo

+Tình trạng khớp giả và tổ chức xơ từ khe hở eo

+Bờ sau đĩa đệm và thân đốt bị lồi vào

+Cột sống xoay nhẹ làm cho lỗ ghép hẹp hơn 1 bên.

+Thoát vị đĩa đệm tại mức trượt hoặc ở vị trí lân cận các đốt sống trượt.

3. Trượt đốt sống thắt lưng để lại những hậu quả nào?

-Nếu người bệnh bị trượt đốt sống ở dưới 50% thân đốt sống do khuyết eo đốt sống thì sẽ làm cho người bệnh đau từ thắt lưng rồi xuống chân. Phần lớn người bị trượt đốt sống nhẹ do khuyết eo đốt sống ( đã chụp phim X quang ) thì không thấy đau và không cần điều trị. Còn lại chỉ khoảng 10% người bệnh mới cần điều trị.

-Lúc đầu khi người bệnh di chuyển hay đứng lâu thì cơn đau sẽ bắt đầu ở thắt lưng, nhưng về sau thần kinh tọa bị chèn ép nên nó sẽ kéo xuống đùi, mông và cẳng chân. Người bệnh khi vận động như cúi, ngửa hay làm các động tác cũng có thể cảm thấy được các đốt sống bị trượt.

-Nếu trượt đốt sống ở mức độ nặng do khuyết eo thì bề mặt thân đốt sống sẽ bị di lệch hơn 50% và dẫn đến vùng thắt lưng bị gù. Biến chứng này rất khi xảy ra thì chỉ chiếm khoảng 10% chủ yếu ở độ tuổi thanh thiếu niên.

-Người bệnh sẽ đi hơi khom lưng về phía trước hoặc bị vẹo cột sống sang bên là do cơ trong đùi ( cơ chân ngỗng ) và cơ ở thắt lưng bị căng cứng. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh khi xoay lưng thì khung chậu cũng xoay theo, 2 bên mông sẽ teo cơ do thiếu vận động. Lúc này người bệnh có dáng đi giống đứa trẻ sơ sinh vậy.

-Thoái hóa đốt sống sẽ khiến thân đốt sống bị trượt ra phía trước, làm hẹp trung tâm ống sống ngang chỗ trượt. Lúc này người bệnh sẽ có triệu chứng đau vùng thắt lưng, càng đi càng thấy nặng 2 chân và đau buốt, khi nghỉ ngơi thì các cơn đau cũng hết dần.

Ở bài viết tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu thêm về các biểu hiện và cách điều trị trượt đốt sống thắt lưng để bạn có thể nắm rõ hơn.