Với những người đam mê thể thao như bóng rổ, bóng đá, bóng chuyền...chắc chắn sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng đam mê của mình vì có thể bạn sẽ gặp phải các chấn thương ở đầu khớp gối, gây ra cảm giác đau đớn và khó vận động. Vậy viêm khớp gối là gì? Nó để lại những triệu chứng nào và cách điều trị ra sao? Bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách đối phó với loại bệnh này nhé.

1. Viêm khớp gối là gì

Phần xương sụn trơn ở đầu gối có tác dụng giúp khớp giảm áp lực, chống ma sát và cử động dễ dàng hơn. Trải qua thời gian dài đầu xương chày, xương đùi, xương bánh chè phải chịu nhiều áp lực cũng như chấn thương sụn, dây chằng, xương và các cấu trúc xung quanh khớp khiến cho phần xương sụn trơn láng này bị mòn dần đi dẫn đến tình trạng viêm khớp gối.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp gối

-Khi gập hoặc xoay đầu gối có thể dẫn đến tình trạng rách lớp sụn bao bọc đầu xương

-Dây chằng có tính co giãn cao giúp cho khớp có thể vận động thoải mái nhưng co giãn nhiều quá dẫn đến tình trạng rách hoặc giãn dây chằng. Những dây chằng có thể bị rách là: dây chằng chéo sau (PCL), Rách dây chằng chéo trước (ACL), dây chằng bên và dây chằng giữa (MCL và LCL).

-Thoái hóa khớp do viêm khớp mãn tính.

-Khi chơi thể thao hoặc vận động mạnh, hoặc bị tác động ngoại lực nào đó vào làm cho rách, giãn, gân ( mà gân lại mềm dẻo hơn dây chằng nên không cẩn thận rất dễ rách ) dẫn đến sưng và viêm gối.

-Những người có thói quen chạy bộ, hoặc vận động viên điền kinh chẳng hạn hay bị nhuyễn sụn bánh chè. Trường hợp này xảy ra ở cả nam và nữ ở trong độ tuổi từ 15-35, tuy nhiên tỷ lệ ở phụ nữ nhiều hơn.

-Chấn thương mạnh do té ngã hoặc chơi thể thao dẫn đến máu hoặc dịch tích tụ lại ở đầu gối.

-Gãy xương khớp gối, rách sụn chêm ( sụn đầu gối ) hoặc chấn thương sụn lót bên trong xương ( sụn khớp ) làm cho tràn dịch khớp gối.

-Các tác động mạnh vào khớp gối như: nhảy từ trên cao xuống và tiếp đất không vững hoặc di chuyển ngang đột ngột làm cho khớp bị căng.

-Một số nguyên nhân khác gây sưng bên ngoài khớp gối có thể do viêm gân, viêm bao hoạt dịch, bong gân.

-Bệnh gout, gãy xương, trật khớp xương bánh chè, khối u, viêm khớp, nhiễm trùng, u nang cũng có thể làm sưng khớp gối.

Viêm khớp gối là gì? Nguyên nhân và cách điều trị viêm khớp gối 1

3. Triệu chứng của viêm khớp gối

-Khớp gối có dấu hiệu sưng tấy đỏ, khi chạm vào rất đau

-Chân bị tê yếu

-Khi cử động đầu gối có tiếng lạo xạo nghe rất khó chịu.

-Vào buổi sáng bạn sẽ thấy khớp gối của bạn bị cứng khoảng chừng nửa tiếng, sau đó đỡ dần. Bạn có thể vận động các khớp vài phút để cử động dễ dàng hơn.

-Cẳng chân, khớp gối, bàn chân trở nên lạnh, tái nhợt và chuyển sang xanh lét.

-Đau khớp gối đến mức người bệnh không thể đứng lên được.

4. Cách điều trị bệnh viêm khớp gối như thế nào?

-Dùng thuốc Tây y: người bệnh có thể dùng thuốc chống viêm để giảm hoạt chất trung gian cũng như làm khớp bớt sưng, tấy đỏ và từ đó bệnh nhân sẽ thấy đỡ đau hơn nhiều.

-Người bệnh cần tập thể dục thường xuyên và vật lý trị liệu để phục hồi chức năng của khớp gối. Nếu cảm thấy quá khó khăn trong việc đi lại có thể sử dụng gậy batoong hoặc nạng cũng được.

-Trường hợp bệnh nhân bị quá nặng thì có thể phẫu thuật tháo bỏ khớp gối hoặc thay sụn khớp.

-Dùng thuốc nam đông y: Một phương pháp khác là bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc nam đông y được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên sẽ giúp bổ can thận khí huyết, mạnh gân xương, cách này vô cùng hiệu quả mà lại tiết kiệm rất nhiều chi phí cho người bệnh. Ngoài ra người bệnh viêm khớp gối có thể dùng thêm các phương pháp y học cổ truyền như xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt sẽ giúp điều trị viêm khớp tốt nhất.

5. Người bị viêm khớp gối cần lưu ý điều gì?

-Nếu như bị đầu gối bị tác động mạnh hoặc bị chấn thương thì người bệnh cần phải nghỉ ngơi để nhanh chóng phục hồi. Thời gian nghỉ có thể từ nửa tháng đến vài tháng.

-Nếu bạn cảm thấy đầu khớp gối bị đau, dù là đau nhẹ nhưng ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân cũng như công việc hàng ngày thì cũng phải đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay lập tức để tránh những biến chứng nặng hơn.

-Bạn nên tập các bài tập duỗi chân mở rộng dây chằng chéo trước, đầu gối, tập giãn cơ và tập chân.

-Một trong những nguyên nhân gây ra viêm khớp làm mòn sụn đầu gối là do người bệnh bị béo phì, cơ thể quá nặng dồn áp lực lên đầu gối và từ đó làm tăng nguy cơ bị viêm khớp gối. Vì vậy người bệnh cần phải chăm chỉ giảm cân mới có hiệu quả.

-Đối với những người hay chơi thể thao như bóng rổ hay bóng đá bạn nên tìm hiểu các cách luyện tập sao cho không ảnh hưởng đến dây chằng. Trong đó dây chằng trước là vị trí dễ bị tổn thương nhất ở đầu gối và nguy cơ bị tổn thương này xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới.

-Những ngày đầu điều trị thì khi ngồi nghỉ hoặc nằm bệnh nhân cần phải duỗi thẳng chân ra cho khớp được nghỉ ngơi tối đa. Hoặc bạn có thể quấn băng chun quanh gối cũng được.

-Theo dõi sát sao tiến triển bệnh và tái khám theo đúng lịch hẹn với bác sĩ.

-Người bệnh cần hạn chế ăn đồ cay nóng

Hoạt động đi lại cũng là một trong những hoạt động nhiều nhất của con người nên khớp gối cũng chịu nhiều ảnh hưởng, nếu không cẩn thận thì bị thoái hóa, viêm khớp gối là chuyện tất yếu. Vì vậy trước khi tập môn thể thao nào bạn cũng nên tìm hiểu các cách có thể luyện tập thoải mái mà không bị tổn thương khu vực khớp gối. Nếu thấy có dấu hiệu bị đau thì nên đến bệnh viện để khám ngay và tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.