Bệnh thoát vị đĩa đệm gây tổn thương trực tiếp tới hệ xương khớp với cơn đau âm ỉ, dai dẳng. Hiện nay nhiều người còn có băn khoăn thoát vị đĩa đệm gây vô sinh. Vậy thực hư về vấn đề này như thế nào? Bài viết sau sẽ có những thông tin giải đáp cho bạn thắc mắc đó.

Thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý không?

Thoát vị đĩa đệm là một bệnh lý xương khớp liên quan trực tiếp tới hệ cột sống. Trong đó có được phân thành 2 loại là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và đốt sống thắt lưng. Ngoài những ảnh hưởng tới hệ xương khớp, bệnh thoát vị đĩa đệm gây vô sinh hay không?

Thực tế, theo nhận định của các bác sĩ chuyên khoa: bệnh không gây tác động nghiêm trọng tới khả năng sinh sản của người bệnh. Tuy nhiên, nó vẫn sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Điều đó cũng đồng nghĩa là thoát vị đĩa đệm có ảnh hưởng đến sinh lý.

Thực hư về bệnh thoát vị đĩa đệm gây vô sinh? 1

Nếu mắc phải bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ có hiện tượng tủy sống bị chèn ép đồng thời gây nên hội chứng đuôi ngựa ít nhiều sẽ chi phối sức khỏe bộ phận sinh dục. Trong quá trình sinh hoạt vợ chồng nếu không có những lưu ý nhất định sẽ khiến cho người bệnh bị đau nhức, khó chịu và khả năng mang thai sẽ giảm đi rất nhiều. Mặt khác, khi có sự tổn thương ở cột sống của thắt lưng phần nào đó sẽ ảnh hưởng tới chức năng thận dẫn tới chất lượng của tinh trùng giảm đáng kế. Tỉ lệ nữ giới bị thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng cao hơn so với nam giới. Những cơn đau của bệnh cũng gây nên những trở ngại và ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý cũng như giảm ham muốn dẫn đến tác động nhất định tới khả năng sinh sản người phụ nữ.

Bị thoát vị đĩa đệm có mang thai được không?

Thực hư về bệnh thoát vị đĩa đệm gây vô sinh? 2

Thoát vị đĩa đệm gây vô sinh là điều hoàn toàn không thể xảy ra. Chính vì vậy, khi bạn cũng không cần thắc mắc và bận tâm quá nhiều tới vấn đề bị thoát bị đĩa đệm có mang thai được không? Trên thực tế và chưa có một công trình nghiên cứu ý khoa nào chứng minh: người phụ nữ bị thoát vị đĩa đệm không có khả năng mang thai cũng như bệnh ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, xét ở một góc độ khác thì bệnh sẽ có những tác động nhất định đến sức khỏe của bà mẹ. Bởi những lí do sau:

  • Trong khi đó, thời kỳ mang thai thai phụ thường bị đau lưng. Nếu bị thoát vị đĩa đệm thì mức độ đau của thai phụ ngày càng nặng hơn.
  • Để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm trong khi đó ở thời kỳ mang thai bà bầu lại luôn luôn phải hạn chế sử dụng thuốc. Bởi nó có những loại thuốc sử dụng có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của thai nhi.

Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm được điều trị như thế nào?

Thực hư về bệnh thoát vị đĩa đệm gây vô sinh? 3

  • Điều trị thoát vị đĩa đệm cho bà bầu trong thời kỳ mang thai

Để hạn chế những ảnh hưởng của thuốc đối với sự phát triển của thai nhi. Những trường hợp bà bầu bị thoát vị đĩa đệm sẽ được chữa trị gián tiếp. Cần phải lưu ý tới các vấn đề vận động và sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Tư thế hoạt động sai cũng làm cho tình trạng đĩa đệm bị hư hại càng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần được vận động nhẹ nhàng. Ngoài ra cũng cần phải thực hiện các bài tập bổ trợ nhằm tăng cường mức độ khỏe mạnh của cơ bắp, giúp cho đĩa đệm được phục hồi chức năng tốt hơn.

Các kỹ thuật bấm huyệt và châm cứu cũng được tận dụng tối đa để chữa trị các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm gây nên. Đây là phương pháp điều trị an toàn và hiệu quả. Bấm huyệt và châm cứu sẽ tác động trực tiếp tới bó dây thần kinh cơ thể để giải phóng lượng hóc môn endorphin ở não để giảm đau đồng thời giải phóng nguồn năng lượng. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này cũng cần có những lưu ý nhất định đó là: chỉ thực hiện châm cứu, bấm huyệt do bác sĩ chuyên khoa, kỹ thuật viên phụ trách. Bởi khi bấm huyệt và châm cứu chẳng may bị kích thích vào vùng cơ co thắt có thể tác động đến dạ con.

  • Điều trị sau khi sinh

Trong thời kì mang thai các phương pháp điều trị chủ yếu là bảo tồn và không dùng thuốc nhằm hạn chế tình trạng tiến triển bệnh cũng như những ảnh hưởng tới thai nhi. Chính vì vậy, ngay sau khi sinh xong thai phụ sẽ được điều trị triệt để hơn. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc đặc trị của Tây y hoặc Đông y, người bệnh cần thực hiện các bài tập vận động tăng cường cơ bắp nhằm hỗ trợ đĩa đệm được phục hồi tốt hơn. Đồng thời các chất dinh dưỡng và nước cũng được bổ sung cho đĩa đệm nhiều hơn để chữa các triệu chứng một cách dứt điểm. Đối với những trường hợp nặng có thể áp dụng chữa trị bằng ngoại khoa (chủ yếu là phẫu thuật).

Như vậy, với những thông tin nêu trên giúp bạn hiểu được thoát vị đĩa đệm gây vô sinh hay không? Để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi trước khi mang thai cần được thăm khám để biết rõ tình trạng sức khỏe.