Những bài viết trước chúng tôi có nói đến bệnh viêm tủy xương hàm, và một trong những biến chứng khá nguy hiểm của nó là hoại tử xương hàm. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra ví dụ như do thủy ngân, chất lân, asen, tia Rơnghen...Bạn hãy chú ý xem bài viết dưới đây để có thể hiểu rõ hơn nhé.

Nguyên nhân gây bệnh hoại tử xương hàm

  1. Bệnh hoại tử xương hàm do asen:

Do tiến hành làm asen diệt tủy sai kỹ thuật, asen ngấm qua chóp răng vào dây chằng ổ răng, asen chạm trực tiếp vào lợi, ngấm vào phần mềm, xương hàm, vách xương giữa các răng, asen ngấm qua chất hàn không kín

Triệu chứng thường thấy sẽ là niêm mạc lợi vùng cổ răng có màu xám hoặc tím, đau liên tục như là răng bị viêm vậy, sau gần 1 tháng thì răng bị lung lay, xương mục bị loại ra. Trường hợp nặng thì xương mục mang nhiều răng hoặc một răng.

Vì vậy lời khuyên được đưa ra là cần đặt asen liều nhỏ và hàn cho kín, không nên đặt asen ở răng có chóp mở rộng và răng cửa bên,

  1. Bệnh hoại tử xương hàm do chất lân:

Trường hợp này do người bệnh sử dụng thuốc có chất lân. Bệnh này khá hiếm gặp, chỉ khi loại hết xương mục thì mới khỏi bệnh, bệnh này tiến triển cũng rất chậm. Người bệnh có triệu chứng hoại tử xương hàm dưới khá rộng, đau dữ dội ở răng và lợi, màng xương và vỏ xương dày, lợi và răng lâu dần sẽ thành mủ, hình thành xương mục lớn ở vị trí trung tâm, khít hàm.

  1. Bệnh hoại tử xương hàm do thủy ngân:

Nguyên nhân do bị nhiễm thủy ngân trong thuốc. Các triệu chứng lúc đầu kích thích dạ dày, nước tiểu có protein, ure máu tăng, kích thích ruột, hồng cầu có nhiều hình, ỉa lỏng, vô niệu, đái ra máu, thiếu máu. Do thủy ngân được thải ra từ nước bọt nên nó sẽ gây viêm lợi đầu tiên, rồi hoại tử xương ổ răng, viêm màng xương, mảnh xương có răng bị loại ra ngoài, xương mục được hình thành dưới chóp răng và lan rộng ra.

  1. Hoại tử xương hàm do tia Rơnghen:

Trong quá trình sử dụng tia Rơnghen thì không lọc hết những tia có hại như tia phụ ( tia thứ cấp ), sử dụng liều quá lớn ( trung bình trên 800 rad ) để điều trị u ác tính, hoặc do các yếu tố khác như chân răng bị nhiễm khuẩn, cao răng, răng hàm giả, miệng bẩn, răng để bị sâu quá nặng.

Về lâu dài sẽ để lại các biến chứng như là chảy máu do vết loét, gãy xương hàm bệnh lý, hoặc người bệnh có thể tử vong vì suy kiệt sức khỏe.

Triệu chứng: Chụp X quang sẽ thấy hình ảnh xương mục và viêm xương. Các triệu chứng đau có thể kéo dài trong nhiều tuần, thậm chí là nhiều tháng trời. Các triệu chứng có thể xảy ra ngay sau khi điều trị bằng tia X hoặc sau một vài tháng. Người bệnh có thể bị đau vùng răng hàm dưới hoặc đau sâu bên trong. Xương hoại tử có màu vàng, xám hoặc màu trắng, xương tách ra khỏi xương hàm và trơ ra khỏi ổ răng, lộ rõ về phía lưỡi hay tiền đình. Nếu như người bệnh nhổ răng thì ổ răng sẽ không liền. Xương mục tách chậm ra khỏi xương tốt. Nếu người bệnh để nhiễm khuẩn sẽ tạo thành áp xe, sưng phần mềm, khít hàm. Cả tạo cốt bào và hủy cốt bào đều bị hủy nên xương hoại tử chậm. Viêm xương tủy và gãy xương bệnh lý do nhiễm khuẩn thứ phát, xương mục lớn đế mức có thể chiếm cả chiều cao xương hàm.

Chẩn đoán dựa vào sinh thiết cũng như lịch sử bệnh nếu nghi ngờ lở loét do ung thư tái phát và tia Rơnghen

Điều trị và phòng bệnh hoại tử xương hàm

-Tháo các chất hàn bằng kim loại và răng cầu để tránh các tia phụ.

-Kiểm tra lấy cao răng, vệ sinh răng miệng, nhổ răng, xử lý các ổ nhiễm khuẩn sau đó mới dùng các biện pháp radi ở vùng miệng hầu hay quang tuyến để tránh các nguyên nhân gây tia phụ.

-Điều trị hoặc phẫu thuật những thương tổn ở cuống răng ( ví dụ như nang răng hay u hạt ). Nhổ chân răng còn sót lại và chân răng nhiễm khuẩn. Không được hàn răng sâu bằng vàng hay chất amalgam mà phải hàn bằng ơ giê nat hoặc xi măng.

4 nguyên nhân gây bệnh hoại tử xương hàm và cách điều trị bệnh 1

-Đặt kim radi hoặc nhổ tất cả răng tốt và răng sâu nằm trong vùng chiếu tia X, nhổ cả những vùng dự kiến sẽ bị thương tổn nữa.

-Sau khi làm tất cả các bước như trên trong gần 1 tháng thì mới điều trị radi hay tia X.

-Sau khi điều trị bằng radi, tia X hay phẫu thuật được 1 thời gian thì không nên nhổ răng vì tuần hoàn vẫn chưa hồi phục ngay được.

-Để tránh kích thích hại cho niêm mạc thì không được mang hàm già tỳ vào niêm mạc ở vùng xương đã bị chiếu tia X.

-Những biểu hiện của hoại tử xương hàm có thể xuất hiện trên những người đã điều trị tia X cũ, không nên nhổ răng vì có thể sẽ làm cho quá trình hoại tử trở nên nặng hơn. Chỉ tiến hành radi, phẫu thuật hay nhổ răng sau khi điều trị tia X khoảng nửa năm.

Ở giai đoạn bệnh tiến triển:

-Để tránh rò da, lở loét do tia X làm thương tổn thì nên mở và dẫn lưu áp xe theo đường trong miệng. Có thể bơm rửa vết thương trong miệng bằng dung dịch kháng sinh để tẩy mùi hôi.

-Cho người bệnh dùng các loại vitamin B6, B4, D, PP, chất đạm, dùng các loại thuốc giảm đau, chất vôi và truyền máu nếu cần thiết, Điều này sẽ giúp chống nhiễm khuẩn toàn thân và sát trùng hiệu quả.

-Cần chuẩn bị trước các công cụ cố định xương hàm như cung thép cố định vào răng còn lại, đinh Kirschner cố định 2 hàm, mục đích là để đề phòng gãy xương hoặc sẹo bị co kéo khi lấy xương mục ra.

-Sau khi phẫu thuật chữa bệnh hoại tử xương hàm, người bệnh phải vệ sinh bơm rửa các vết tích do phẫu thuật để lại. Nếu như có bội nhiễm thì phải làm kháng sinh đồ sau đó mới dùng kháng sinh. Người bệnh chú ý ăn uống đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là chất sắt và các loại vitamin.