Tràn dịch khớp gối nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới tàn phế. Vì vậy, rất nhiều người gửi thư để hỏi về cách trị bệnh này. Bạn có thể tham khảo nhé.Bệnh tràn dịch khớp gối không chỉ xảy ra ở người già mà còn có thể gặp phải ở trẻ em, phụ nữ sau sinh, người trẻ. Để hiểu rõ hơn về bệnh, bạn hãy tham khảo một số câu hỏi và câu trả lời của nhà thuốc dưới đây.

Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến bệnh tràn dịch khớp gối Phần 1

Câu hỏi 1: Tôi bị tai nạn xe đạp ở ngoài đường nhưng chỉ bị xây xát nhẹ, không hề bị nặng nhưng đầu gối thì bị đau nhức và sưng tấy. Lúc đầu tôi nghỉ là xây xát nhẹ nên chủ quan không đi khám mà chỉ xoa dầu nóng để giảm đau nhưng vẫn không đỡ hơn. Sau khi lên mạng đọc các bài viết về tràn dịch khớp gối thì tôi thấy cũng na ná giống. Liệu có phải tôi đang bị mắc tràn dịch khớp gối không và tôi phải đi khám ở đâu?

Trả lời:

Như bạn nêu ra là có biểu hiện sưng tấy và đau nhức sau khi chấn thương ngã xe, nhưng chỉ có ngần đó dữ kiện thì chưa thể khẳng định là bạn có mắc bệnh tràn dịch khớp gối hay không, phải khám trực tiếp chúng tôi mới có thể đưa ra kết luận được. Tuy nhiên những triệu chứng trên có thể báo hiệu bạn đang bị:

-Tổn thương gân cốt: Có thể bạn sẽ bị một số tổn thương như đứt gân hoặc giãn gân từ đó sẽ làm khớp gối bị sưng và đau nhức nghiêm trọng.

-Tràn dịch khớp gối: Khả năng này khá cao vì nếu chấn thương xảy ra ở đầu gối thì các đĩa đệm và các khớp cũng sẽ bị tổn thương nặng và xảy ra tình trạng tràn dịch khớp gối.

Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến bệnh tràn dịch khớp gối ( Phần 1 ) 1

-Tổn thương phần cơ: Ban đầu người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại do các cơ bị sưng, nhưng các tổn thương này cũng sẽ nhanh chóng hồi phục.

Tốt hơn hết bạn nên đến những bệnh viện đầu ngành chuyên khoa xương khớp vì ở đó có máy chụp X quang, chụp MRI hiện đại sẽ phát hiện được chính xác những dấu hiệu tổn thương từ đó bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với bạn.

Tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện tuyến trên ở các tỉnh, thành phố lớn vì ở đó có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại để chẩn đoán chính xác liệu có phải bạn đang bị tràn dịch khớp gối hay không. Chúc bạn sớm chữa lành bệnh.

Câu hỏi 2: Hiện nay ông của tôi đang bị tràn dịch khớp gối, tôi không muốn dùng những biện pháp khác điều trị lâu dài mất thời gian, lại sợ để lâu dễ sinh thêm nhiều biến chứng nên định đưa ông đi phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo luôn. Cho tôi hỏi là liệu như vậy có trị dứt điểm được không? Và nên đến đâu để thay khớp gối nhân tạo? Xin cảm ơn.

Trả lời:

Trước mắt chúng tôi xin nói về những người nằm trong điều kiện có thể thay khớp gối: Không phải người bệnh cứ thích thay là thay được, chỉ áp dụng khi các phương pháp điều trị bảo tồn như vật lý trị liệu, uống thuốc rồi mà không cải thiện được tình trạng mặt khớp bị phá hủy, sụn khớp bị hao mòn hoặc bị tổn thương nặng không được cải thiện. Áp dụng biện pháp phẫu thuật lúc này sẽ lấy đi các khớp bị tổn thương và thay vào khớp gối nhân tạo giúp cho con người có thể vận động dễ dàng như cũ.

Tuy nhiên chúng tôi cũng cảnh báo là phương pháp này có thể làm cho người bệnh bị hoại tử da, nhiễm khuẩn, bong khớp gối, làm cho người bệnh vẫn cử động khó khăn. Không những thế các khớp gối nhân tạo cũng chỉ có hạn sử dụng tối đa là 15 năm nên người bệnh hết sức cân nhắc về phương pháp này. Hết 15 năm chưa chắc đã thay được nữa mà chi phí lại vô cùng tốn kém.

Chi phí thay khớp gối còn phụ thuộc vào các yếu tố như: cơ sở bệnh viện thực hiện phẫu thuật, chất liệu khớp gối nhân tạo, trong quá trình phẫu thuật có phát sinh thêm điều gì hay không, tình trạng của người bệnh…Do đó bạn nên đưa ông của mình đến bệnh viện tuyến trên khám để được các bác sĩ chuyên khoa kiểm tra tình trạng bệnh, đưa ra giải phái chữa trị tốt nhất cũng như báo giá chi phí thay khớp gối nhân tạo một cách chuẩn xác nhất. Chúc ông của bạn mau khỏe !

Câu hỏi 3: Gần đây tôi thấy báo chí hay đưa tin về bệnh tràn dịch khớp gối khá nhiều, tôi với vợ thì sức khỏe vẫn ổn định nhưng tôi lo không biết liệu con tôi còn bé thì có nguy cơ mắc bệnh này hay không, tại vì cháu cũng hiếu động.

Trả lời:

Dưới đây là những nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối phổ biến ở trẻ có thể kể đến như là:

-Do trẻ bị chấn thương:

+Trẻ bị tai nạn, ngã, va đập vào đâu đó sẽ có thể làm cho sụn khớp bị tổn thương, dây chằng thì đứt, trật khớp, gãy xương.

+Trẻ vui chơi thoải mái quá, chạy nhảy hoạt động với cường độ cao cũng làm cho các màng dịch hay sụn khớp bị tổn thương, làm cho nguy cơ bị tràn dịch khớp gối được gia tăng.

Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến bệnh tràn dịch khớp gối ( Phần 1 ) 2

+Lúc mới sinh ra trẻ đã yếu sẵn hoặc các cơ xương khớp chưa phát triển đầy đủ nên khi bị chấn thương vừa đủ cũng có thể làm cho trẻ bị tràn dịch khớp gối.

-Do trẻ bị béo phì: Cha mẹ thường muốn con mình khỏe mạnh nên cho con ăn nhiều dẫn đến béo phì, từ đó xương khớp phải chịu đựng trọng lượng từ cơ thể dồn xuống quá nhiều, làm cho các khớp xương ma sát với nhau, làm cho trẻ khó vận động và tăng nguy cơ tràn dịch khớp gối.

-Do trẻ bị viêm nhiễm: Có thể trẻ vô tình bị nhiễm khuẩn do virus, vi khuẩn lao do các bệnh viêm khớp, vảy nến, lao xương gây ra…

Dựa vào 3 nguyên nhân trên, chúng tôi khuyên bạn nên quản lý con em mình thật cẩn thận, không nên chạy nhảy nhiều quá để bị ngã. Ngoài ra bạn nên cho trẻ ăn đủ chất để phát triển các cơ xương khớp đầy đủ và không nên ăn nhiều chất béo dẫn đến các bệnh béo phì làm tăng nguy cơ tràn dịch khớp gối. Khi đi qua khu vực bệnh viện nên đeo khẩu trang để tránh virus xâm nhập.

Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến bệnh tràn dịch khớp gối Phần 2

Câu hỏi 1: Tôi là nữ, mới sinh em bé xong. Sau khi sinh thì tôi hay phải quỳ xuống để bế con ( có lót đệm phía dưới, lý do vì sao quỳ tôi xin phép không kể ra đây ). Gần đây khi đi lại trong gia đình, đặc biệt leo trèo giữa các lầu thì tôi có cảm giác nhói đau như có gai ở đầu gối vậy, không những vậy đầu gối còn sưng đau nữa. Cực chẳng đã tôi phải đến bệnh viện khám thì được các bác sĩ chẩn đoán bị tràn dịch khớp gối và chọc hút dịch luôn mà không dùng thuốc kháng sinh ( vì tôi mới sinh em bé xong và đang cho con bú ). Sau khi hút dịch xong thì đúng là chân của tôi cảm thấy nhẹ nhóm hơn thật và tôi có thể đi lại dễ dàng. Tuy nhiên vài ngày sau 1 bên gối của tôi thi thoảng rất nóng và có cảm giác nặng trĩu. Cho tôi hỏi là hút dịch như vậy đã chữa xong bệnh chưa? Đầu gối của tôi nóng như vậy thì có làm sao không? Và tôi phải làm sao để chữa hoàn toàn được bệnh?

Trả lời:

Sau khi chọc hút dịch khớp gối ( không phải là loại dịch trong bao chứa chất nhầy của khớp) thì phải băng ép chặt lại thì mới làm cho các thành tiếp giáp của ổ dịch liền chặt lại với nhau, không còn khoang ảo nữa thì mới không còn hiện tượng dịch quay trở lại.

Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến bệnh tràn dịch khớp gối ( Phần 2) 1

Dựa vào những thông tin mà bạn cung cấp chúng tôi đoán là bác sĩ đã không bất động, băng ép chặt cho bạn cẩn thận nên dẫn đến nhiều khả năng là dịch khớp gối của bạn sẽ tràn lại trong vài ngày tới. Có nhiều bệnh nhân phải hút lại nhiều lần, thậm chí phải chích rạch đặt mét dẫn lưu hoặc hút dịch để lưu kim thông dịch thì mới hết dịch được.

Bạn cứ yên tâm rằng bệnh tràn dịch khớp gối có thể chữa khỏi hẳn hoàn toàn được. Bạn có thể đến các khoa xương khớp để được các bác sĩ tư vấn chính xác về tình trạng bệnh của mình.

Câu hỏi 2: Sau giờ làm việc tôi hay đi chơi thể thao với đồng nghiệp, cụ thể là môn đá bóng. Tuy nhiên chả hiểu sao cứ đến đêm là đầu gối của tôi lại đau nhói. Nghi ngờ có vấn đề không ổn, tôi đến bệnh viện khám thì kết quả là bị tràn dịch khớp gối nhưng lượng dịch không nhiều. Tôi đã uống thuốc nhưng vẫn cảm thấy đau khi trời trở lạnh. Cho tôi hỏi là tôi có thể chơi thể thao tiếp được nữa không vậy?

Trả lời:

Sau chấn thương vào khớp gối có thể gây tổn thương các dây chằng của khớp gối ( dây chằng chéo sau, dây chằng chéo trước ). Ngoài ra nó còn gây ra hiện tượng tràn dịch khớp gối, sưng nề khớp gối. Vì vậy nếu như người bệnh bị tràn dịch khớp gối thì phải dùng biện pháp hút dịch khớp gối và cố định khớp gối bằng nẹp và nghỉ ngơi tối đa, hạn chế đi lại.

Trong trường hợp xấu là vẫn còn dịch trong khớp gối ( có thể là dấu hiệu đau khi trời trở lạnh như người bệnh nói ) thì không nên chơi các môn thể thao tốn nhiều sức lực như đá bóng, chạy nhảy…Nói chung, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra xem dây chằng chéo khớp gối có bị tổn thương hay không để còn biết hướng điều trị triệt để.

Câu hỏi 3: Tôi bị bệnh gút, cách đây một thời gian tôi đã đi hút dịch khớp gối rồi nhưng đến nay lại bị tràn dịch tiếp. Tôi muốn hỏi vì sao tôi bị tràn dịch lại vậy? Và nó có để lại hậu quả gì không? Tôi phải làm sao để chấm dứt tình trạng này.

Trả lời:

Tình trạng khớp gối có dịch có thể do bệnh gout gây nên, còn bệnh gout là do tinh thể muối urat lắng đọng tại các mô gây nên. Tuy nhiên dịch khớp gối cũng có thể do nhiều tác nhân khác nữa. Và nếu viêm khớp gối có dịch thì nó không phải là dịch sinh lý của khớp gối mà chính là dịch viêm. Nó sẽ tạo nên hiện tượng xơ hóa, dính các cấu trúc bên trong khớp gối có tiếp xúc với dịch viêm. Nói chung ngoài uống thuốc ra thì bạn cũng nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác để còn biết hướng điều trị.

Câu hỏi 4: Tôi mới bị tai nạn giao thông và bị đứt gân bánh chè. Sau khi phẫu thuật xong tôi có đi chụp cộng hưởng từ MRI và được chẩn đoán là tràn dịch khớp gối, dập dây chằng chéo sau, dập dây chằng bánh chè và rách sụn chêm. Cho tôi hỏi là phải dùng phương pháp nào để chữa trị, thời gian chữa trị có lâu không và sau bao lâu thì tôi có thể chơi thể thao lại? Và nếu tôi có bảo hiểm y tế thì được hưởng lợi như thế nào?

Tổng hợp các câu hỏi liên quan đến bệnh tràn dịch khớp gối ( Phần 2) 2

Trả lời:

Nếu như bạn bị rách sụn chêm thì phải phẫu thuật để khâu lại sụn chêm. Còn nếu như bị lỏng gối thì phải phẫu thuật tái tạo lại dây chằng. Và phải chọc hút dịch rồi uống thuốc chống viêm trong trường hợp bạn bị tràn dịch khớp gối. Chi phí phẫu thuật thì tùy vào nơi bạn tiến hành làm nên có thể đến đó để trực tiếp hỏi, thông thường khoảng 10 triệu đồng. Nếu như bạn có bảo hiểm y tế mà đi đúng tuyến thì sẽ được hưởng lợi 100% chi phí, còn trái tuyến thì chỉ được 30% mà thôi. Sau khi phẫu thuật khoảng nửa năm thì có thể chơi thể thao lại nhưng không được hoạt động mạnh, một năm sau mới được như bình thường nếu như chịu khó luyện tập các bài tập để phục hồi chức năng khớp gối.

Trên đây là những câu hỏi hỏi và trả lời đầy đủ về bệnh tràn dịch khớp gối. Hãy tìm hiểu thêm các bài viết của website để thêm thông tin về bệnh nhé