Ở bài viết trước chúng tôi đã nêu ra tổng quan về bệnh viêm khớp phản ứng như nguyên nhân, triệu chứng...nhưng chắc hẳn vẫn chưa thể nào giải đáp được hết mọi thắc mắc của độc giả về bệnh này. Chẩn đoán bệnh ra sao, những người nào vẫn có khả năng mắc bệnh này, và chế độ sinh hoạt của người bệnh ra sao phù hợp ? Tất cả vẫn còn là một ẩn số và sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây:

1. Chẩn đoán viêm khớp phản ứng

Triệu chứng lâm sàng:

Thường hay gặp ở những bệnh nhân bị viêm nhiễm đường tiêu hóa hoặc bị viêm đường tiết niệu, sinh dục. Những bệnh nhân có biểu hiện nhẹ nên không được chú ý đến. Các biểu hiện hay gặp là:

-Ở toàn thân: Khó chịu, mệt mỏi, gầy sút, sốt nhẹ, chán ăn.

-Các khớp bị viêm không đối xứng thường hay gặp ở: khớp cổ chân, khớp gối, ngón chân, có hình khúc dồi ở ngón chân. Một số bộ phận khác cũng bị đau như khớp khuỷu, cột sống, khớp vai, ngón tay, viêm khớp cùng chậu, cổ tay. Viêm đi sâu vào tận gân cơ, đặc biệt là gân gót và mắt cá chân.

-Viêm bao quy đầu, niêm mạc miệng, lưỡi.

-Da bìu, lòng bàn tay, da đầu có thể bị tổn thương gia tăng sừng hóa giống như trong vảy nến.

-Viêm niệu đạo, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt.

-Những cơ quan khác có thể bị tiểu máu vi thể, protein niệu và tiểu mủ vô khuẩn.

Chẩn đoán viêm khớp phản ứng và người bệnh nên lưu ý những điều gì?  1

Các tổn thương ở mắt:

-Viêm màng bồ đào trước, viêm kết mạc, hoặc thậm chí bị loét giác mạc.

-Người bệnh cảm thấy sợ ánh sáng, mắt đỏ và đau nhức ở vùng hốc mắt. Đây là những triệu chứng đầu tiên của bệnh viêm khớp phản ứng.

Triệu chứng cận lâm sàng:

-Kiểm tra huyết thanh có thể dương tính với Campylobacter, Samonella, Chlamydia…

-Vào giai đoạn đầu của bệnh thì tốc độ lắng máu, CRP, bổ thể huyết thanh C3, C4 tăng cao

-Xác định kháng nguyên HLA-B27 có thể +30-60% trong các trường hợp

-Yếu tố dạng thấp RF (-)

-Một sống trường hợp mãn tính thì có thể thấy thương tổn canxi hóa ở các điểm bám gân, viêm khớp cùng chậu, dây chằng. Trong giai đoạn đầu thì khớp viêm không có thương tổn trên X. Các tia X quang có thể giúp chẩn đoán phân biệt viêm khớp phản ứng với viêm cột sống dính khớp.

-Bạch cầu tăng nhẹ, có thiếu máu nhẹ.

-Hình ảnh tăng bắt xạ ở điểm bán gân bị viêm và ở các vị trí khớp.

-Xét nghiệm dịch khớp: nhuộm gram và cấy dịch khớp (-). Xét nghiệm này sẽ giúp phân biệt với viêm khớp nhiễm trùng.

-Phân tích nước tiểu có hồng cầu niệu, bạch cầu, protein niệu.

-Có thể tìm nguyên nhân gây bệnh ở dịch tiết ở họng, phân và đường tiết niệu

Chẩn đoán xác định:

-Trừ hội chứng Reiter ra thì chưa có tiêu chuẩn nào để chẩn đoán viêm khớp phản ứng.

-Việc chẩn đoạn bệnh hiện nay vẫn phải dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng, biểu hiện lâm sàng và tiền sử nhiễm khuẩn ( đường tiêu hóa, đường tiết niệu – sinh dục ).

Chẩn đoán phân biệt:

-Viêm khớp trong bệnh hệ thống

-Viêm khớp gút cấp

-Viêm khớp không đặc hiệu khác

-Viêm khớp nhiễm trùng

-Viêm khớp vảy nến

2. Biến chứng:

-Hầu hết bệnh nhân bị viêm khớp phản ứng có thể được hồi phục hoàn toàn sau vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên với những bệnh nhân có HLA – B27 (+) có tỷ lệ tái phát cao hơn và viêm đường sinh dục, viêm tiết niệu cũng có thể tái diễn kèm theo. Có khoảng 15-30% người bệnh viêm khớp phản ứng tiến triển thành viêm cột sống dính khớp.

-Viêm khớp phản ứng ở trẻ em là biến chứng của các bệnh hô hấp cấp tính, cúm, SARS hay xảy ra vào mùa đông. Triệu chứng mà trẻ em hay gặp là đau ở ngón tay hoặc đầu gối. Những đứa trẻ sẽ trầm tính, ít di chuyển trong phòng, đi lại khập khiễng, hay xoa bóp, chà xát lòng bàn tay.

3. Những người nào có nguy cơ mắc phải bệnh này

-Có người nhà bị viêm khớp phản ứng thì nhiều khả năng bạn cũng sẽ mắc bệnh này.

-Những người trong độ tuổi từ 20-50 tuổi có khả năng bị mắc bệnh này

-80% người có kháng nguyên bạch cầu HLA – B27 có nhiều khả năng bị viêm khớp phản ứng, nhưng không có nghĩa là bạn không có thì không bị bệnh.

4. Chế độ sinh hoạt phù hợp với người bệnh viêm khớp phản ứng

-Người bệnh tắm nước nóng hoặc sử dụng miếng dán nóng để giảm tình trạng đau và co cứng. Để giảm sưng thì có thể dán miếng lạnh.

-Uống thuốc và tái khám theo chỉ định của bác sĩ.

-Rửa sạch và nấu chín thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn.

-Không sử dụng thuốc và keo dán giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

-Quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su để không bị lây nhiễm qua đường tình dục.

-Tập thường xuyên các bài tập giãn cơ hàng ngày để cơ không bị co cứng.

-Các tư thế hoạt động đứng, ngủ , ngồi phải thực hiện đúng cách.

Qua bài viết trên đây những người có thể trạng bình thường cũng như những người bị viêm khớp phản ứng đã biết cách phòng bệnh cho riêng mình để không bị nặng thêm hoặc tái phát. Mời bạn theo dõi tiếp bài viết tới đây của chúng tôi để biết cách điều trị bệnh viêm khớp phản ứng sao cho hiệu quả.