Đau lưng là một loại triệu chứng (bệnh lý) có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy nhiên thường xảy ra nhất trong gian đoạn từ 30 - 60 tuổi. Có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau lưng, nhưng thông thường là do căng cơ chứ rất ít trường hợp đau lưng do bệnh lý. Việc điều trị loại bệnh này cần căn cứ vào nguyên nhân gây bệnh mà từ đó lựa chọn loại phương pháp cho thích hợp nhất.

Đau lưng do tác động của cơ học: Đây là một loại đau lưng thường hay gặp ở lứa tuổi đã trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi bị các bệnh: thoái hóa cột sống; thoát vị đĩa đệm; gai đôi cột sống…

Nguyên nhân khiến bạn bị đau vùng thắt lưng là do các cơ bảo vệ cột sống (cơ lưng; cơ bụng; cơ khu vực chậu hông) chống lại trọng lực.Các cơ này có tác dụng giúp duy trì, làm vững chắc tư thế thẳng của cột sống. Đồng thời giúp cột sống của bạn có thể cử động nhịp nhàng theo vận động chung của cơ thể như: đi lại; chạy; nhảy; nâng đồ vật nẳng; tập thể dục – thể thao… Đau lưng do hoạt động quá sức hàng ngày như: bê và nâng vật nặng với động tác được thực hiện lặp đi lặp lại; ngồi hoặc đứng trong thời gian dài; vận động với các tư thế sai.

Nguyên nhân gây bệnh đau lưng biện pháp giảm đau lưng được áp dụng 1

Đau lưng còn có thể do các bệnh về khớp, cột sống như: viêm nhiễm đĩa đệm; viêm tủy xương; lao cột sống; phình động mạch chủ bụng; tụ máu màng cứng; loãng xương; các bệnh về cơ quan nội tạng… Để có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân đau lưng sẽ rất phức tạp vì thực ra có đến hơn 85% bị đau lưng là không có chẩn đoán xác định.

Trong trường hợp không cải thiện được tình trạng đau lưng thì bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn, điều trị kịp thời để tránh bệnh trở thành mãn tính và rất khó khăn để chữa khỏi.
Đau lưng có thể là dấu hiệu của các bệnh nan y nguy hiểm

Bị bệnh đau lưng có thể là do tác động của rất nhiều yếu tố trong đó bao gồm cả tư thế sai khi làm việc, bị tai nạn, do căng thẳng…. Trong các trường hợp này thì bạn có thể tự khắc phục bằng rất nhiều biện pháp đơn giản.

Thủ phạm hàng đầu gây bệnh đau lưng

Khu vực lưng dưới của cơ thể con người có cấu trúc rất phức tạp, được cấu thành bởi nhiều cơ, gân, dây chằng. Cùng với đó là bộ xương giúp con người có thể đứng, ngồi, đi bộ, bơi, chạy, nhảy…Phần đa các loại đau đớn xảy ra trong chớp nhoáng thường ở vùng thắt lưng và gây cản trở ngay tức khắc khi vận động cột sống, thắt lưng. Cột sống ở trong tư thế sai lệch đặc trung để duy trì tư thế cột sống bớt trọng tải giúp giảm bớt đau đớn.

Bệnh đau lưng thường gặp ở người già, có tuổi tác trên dưới 60. Hoặc cũng có thể do bị chấn thương gây rạn nứt; vỡ; di lệch cột sống; viêm cột sống dính khớp; loãng xương…

Ngoài ra, đau lưng còn do một số bệnh như: Viêm loét hành tá tràng; ung thư dạ dày; bệnh viêm tuỵ mãn tính và cấp tính; viêm gan mãn tính; sỏi mật; bệnh túi mật…
Đối với phụ nữ khi bị các bệnh như: viêm đường tiết niệu; sỏi / lao / u thận; thận bị đa nang; viêm bể cầu thận; U nang buồng trứng; u xơ cổ tử cung; đau bụng kinh; đau sau khi thực hiện thủ thuật đặt vòng; mổ hoặc cắt cổ tử cung… cũng sẽ gây đau lưng.

Biện pháp hữu ích giúp giảm bớt tình trạng đau lưng

Chính nhờ sự kết hợp của các loại hoạt động, các bài tập giúp tăng cường sức khỏe; vật lý trị liệu sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cải thiện đáng kể triệu chứng đau lưng. Có thể kể tới các cách giúp giảm bớt tình trạng đau lưng như:

+ Hạn chế vận động đột ngột: Tốt nhất nằm bất động khoảng 5 – 7 ngày đối với các trường hợp bị đau vừa và nhẹ; và khoảng 2 – 3 tuần trong các trường hợp bị đau lưng nặng.
Phần đa các trường hợp bị đau thắt lưng sẽ được thuyên giảm nhanh chóng sau một thời gian nằm bất động. Tùy theo mức độ của bệnh thì có thể áp dụng thêm một số phương pháp phối hợp trong thời gian nằm bất động như:

+ Điều trị bằng sức nóng như: dùng nến; khay nhiệt điện, gối điện… để áp vào khu vực thắt lưng bị đau.

+ Giảm đau bằng phương pháp y học cổ truyền: trườm nóng bằng lá ngải cứu; cám rang hoặc muối rang; phương pháp châm cứu; bấm huyệt; xoa bóp… Lưu ý cần tránh các động tác tác động mạnh lên cột sống trong giai đoạn cấp tính.

+ Kéo dãn cột sống, thắt lưng với lực kéo nhỏ khoảng 8 – 10 kg, thực hiện 2 lần/ ngày, thời gian thực hiện 15 – 20 phút/ lần.

+ Dùng một số loại thuốc theo chỉ định của thầy thuốc

Khi bị đau lưng mãn tính cũng có thể áp dụng các phương pháp kể trên trong mỗi đợt đau tái phát như đau thắt lưng cấp. Khi giai đoạn cấp tính đã được ổn định thì có thể điều trị kết hợp. Nên chú ý áp dụng các biện pháp dự phòng và hồi phục chức năng.

Trong những trường hợp bệnh nhân bị đau lưng do một số bệnh lý như: loét dạ dày; vẩy nến; thiếu vitamin D thì tốt nhất không nên tự ý điều trị theo các phương pháp trên mà cần nhờ sự can thiệp, thăm khám kỹ càng, sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa.