Trong phần 1 của thoái hóa cột sống cổ bệnh học các bạn đã được giới thiệu về định nghĩa, nguyên nhân và biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Trong phần 2 này, xuongkhop.net sẽ giúp bạn biết thêm về cách điều trị, tiến triển biến chứng và cách phòng bệnh. Hãy cùng theo dõi nhé.

Nguyên tắc chung trong điều trị bệnh thoái hóa cột sống cổ bệnh học.

a) Điều trị nội khoa

Sử dụng một số thuốc giảm đau có chứa Paracetamol, tramadol (không dùng dài ngày). Nếu bệnh nhân đau quá có thể dùng opioids ngắn ngày và liều cực thấp.

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học (phần 2) - Điều trị, tiến triển biến chứng và cách phòng bệnh - bài chất 1

Bên cạnh đó, bạn có thể kê cho bệnh nhân thuốc ibuprofen,  diclofenac, naproxen có tác dụng chống viêm cơ và giảm đau tại chỗ. Hoặc etoricoxib, celecoxib…dùng để kìm hãm quá trình thoái hóa. Với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tiêu hóa, thận mãn tính nên thận trọng hơn, đặc biệt là người già.

– Để giảm đau, bạn cũng có thể cho bệnh nhân uống thuốc giãn cơ hoặc thuốc làm chậm quá trình thoái hóa như:  diacerein 50mg x 2 viên/ngày hoặc 1500mg glucosamine sulfate dùng trong 1 ngày. Bạn có thể dùng riêng lẻ hoặc dùng chung với chondroitin sulfate tùy mức độ bệnh.

– Nên dùng kết hợp với các thuốc đau dây thần kinh: vitamin 3B, Gabapentin (600-1200mg một ngày), Pregabalin (150-300mg một ngày); 2 loại sau chỉ nên sử dụng liều thấp

– Trường hợp bệnh nhân đau quá, vận động khó khăn nên tiêm cạnh cột sống thuốc có chứa thành phần Glucocorticoid. Lưu ý: Một năm chỉ nên tiêm dưới 3 lần.

b) Phục hồi chức năng thoái hóa cột sống cổ bằng các phương pháp vận động và vật lý trị liệu.

– Đối với các bệnh nhân bị thoái hóa cột sống cổ, hàng ngày cần chăm chỉ luyện tập các bài tập cho vùng cổ một cách phù hợp. Nhất là những người mang nẹp cổ lâu ngày.

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học (phần 2) - Điều trị, tiến triển biến chứng và cách phòng bệnh - bài chất 2

– Ngoài vận động và tập thể dục, bạn nên sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để có thể kéo dãn cột sống cổ từ từ cho bệnh nhân, giảm đau dần.

– Khi nào cảm thấy quá sức, đau mỏi cần nghỉ ngơi ngay. Nên nằm trong phòng ấm, gối vừa phải, không được thay đổi đột ngột tư thế sẽ gây tổn thương đốt sống cổ.

c) Điều trị ngoại khoa

Nếu áp dụng điều trị nội khoa và phục hồi chức năng không được, buộc phải điều trị ngoại khoa. Những trường hợp bệnh nhân phải điều trị ngoại khoa là: bệnh nhân bị nặng, đốt sống bị trượt tới 3-4 độ, tủy sống tiến triển nặng, rễ dây thần kinh bị chèn ép.

– Xác định nguyên nhân bị bệnh và tăng các nhóm thuốc điều trị phù hợp. Đồng thời vẫn thực hiện các phương pháp giảm đau, vật lý trị liệu, tập thể dục thể thao và ăn uống khoa học, nhằm đẩy lui thoái hóa.

Tiến triển- biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ bệnh học

-Tủy bị chèn ép gây đau chân tay, cầm nắm khó, đi lại khó, thậm chí liệt.

– Dây thần kinh bị chèn ép khiến cánh tay bị tê liệt

– Động mạch ở đốt sống cổ bị chèn gây chóng mặt, nhức đầu

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học (phần 2) - Điều trị, tiến triển biến chứng và cách phòng bệnh - bài chất 3

Cách phòng bệnh thoái hóa cột sống cổ

Bạn nên khuyên người bệnh tránh ngồi lâu một tư thế, thi thoảng vận động, vươn vai tại chỗ nếu làm văn phòng. Tránh vặn cổ mạnh gây chệch đốt sống hoặc tổn thương đốt sống cổ.

Ngoài ra, với những người già, nên ăn những thực phẩm chứa nhiều canxi như cá, tôm, hàu, sữa đậu nành, đậu phụ, các loại đậu khác, rau thẫm màu, trái cây chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe và hạn chế mắc các bệnh về xương khớp.

Thoái hóa cột sống cổ bệnh học (phần 2) - Điều trị, tiến triển biến chứng và cách phòng bệnh - bài chất 4

Trên đây là những thông tin đầy đủ về thoái hóa cột sống cổ bệnh học được tham khảo bởi tài liệu của Ths. BS. Nguyễn Thị Nga – Khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai. Hy vọng sẽ là một nguồn tư liệu quý giúp các bạn sinh viên y khoa có thể hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa bệnh này.