Như ta đã biết, bệnh gout xảy ra là do bị tích tụ quá nhiều acid uric trong máu. Nó làm bệnh nhân cảm thấy sưng, đau và cứng các khớp. Việc điều trị bệnh gout như chúng tôi đã hướng dẫn qua các bài viết trước đây là sử dụng các loại thuốc Tây y như Corticosteroid, thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAID), Conchixin và các loại dược phẩm để giảm acid uric trong máu. Tuy nhiên bạn rất dễ gặp phải các sai lầm sau đây trong việc điều trị bệnh gout dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn:

1. Tuyệt đối không ăn những thực phẩm có chất đạm:

Ở 1 bài viết về những thực phẩm mà người bị gout nên ăn thì chúng tôi có khuyên người bệnh không nên quá nhiều thực phẩm có nhiều chất đạm. Tuy nhiên bạn chỉ nên hạn chế ăn thực phẩm và có đạm thôi vì nó có nhiều acid uric, chứ kiêng hẳn hoàn toàn thì không nên vì chất đạm cũng đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe của con người. Việc bỏ hẳn chất đạm sẽ làm cho bạn gặp phải những triệu chứng khó lường trước được. Người bệnh chỉ cần duy trì ít thức đạm trong bữa ăn để không làm bệnh gout trầm trọng thêm mà vẫn đáp ứng được đầy đủ dưỡng chất.

2. Acid uric tăng cao thỉ làm cho các khớp tổn thương:

Lượng acid uric tăng cao sẽ làm cho người bệnh bị viêm khớp, từ đó bệnh gout cũng dần dần phát triển. Tuy nhiên nói acid uric tăng cao sẽ chỉ làm cho các khớp tổn thương hoàn toàn sai lầm vì tùy vào trị ví muối urat lắng đọng và kết tủa ở đâu thì sẽ làm cơ quan có liên quan bị tổn thương. Ví dụ như tim, thận , mắt, tai bị tổn thương thì sẽ gây ra các bệnh như viêm tuyến tiền liệt, viêm kết mạc, viêm thận, viêm màng tim, sỏi thận…Đây cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những ai có những triệu chứng như trên thì nhiều khả năng cũng sẽ bị bệnh gout mà không nhất thiết phải có triệu chứng của bệnh gout.

Những sai lầm thường gặp trong việc điều trị bệnh gout không đạt hiệu quả 1

3. Thuốc chống viêm và thuốc giảm đau là các loại thần dược điều trị bệnh gout dứt điểm ?

Viêm khớp là triệu chứng của bệnh gout nên nhiều người ảo tưởng rằng có thể dùng thuốc chống viêm và thuốc giảm đau trị dứt điểm được bệnh gout như với bệnh viêm khớp vậy. Bạn phải hiểu rằng các loại thuốc trên không thể can thiệp được vào tình trạng acid uric tăng cao trong máu ( đây chính là nguyên nhân chính gây ra bệnh gout ). Vậy tại sao vẫn phải sử dụng chúng? Vì đơn giản chúng hỗ trợ rất tốt các triệu chứng giai đoạn đầu của bệnh gout như viêm và sưng đau chứ không thể điều trị dứt điểm được bệnh. Nếu lượng acid uric vẫn còn cao thì bệnh gout vẫn có thể tái phát. Bạn vẫn phải tiếp tục điều trị trong vòng 3 tháng với người chưa có cục tophi và 6 tháng nếu có cục tophi kể cả khi đã ổn định được lượng acid uric trong máu. Ngoài 2 loại thuốc này ra người bệnh nên dùng thêm các loại thuốc khác để bào mòn và làm tan những phân tủ muối Urat tích tụ trong cơ thể cũng như dễ dàng kiểm soát được nồng độ acid uric trong máu.

4. Về phía bảo hiểm y tế:

Nếu bác sĩ ghi bệnh gout đã ổn định mà vẫn dùng thuốc dự phòng bệnh gout xảy ra như nhóm colchicine, NSAIDs hay corticoide liều thấp hay dùng thuốc hạ acid uric máu thì các toa thuốc điều trị dự phòng sẽ bị xuất toán. Do đó những người bệnh bị gout sẽ không được sắp xếp vào nhóm bệnh mãn tính và bệnh ngày càng trở nên trầm trọng hơn nữa nếu không được điều trị kịp thời.

5. Do bác sĩ:

Đa số các bác sĩ ở việt nam chỉ điều trị bệnh gout cấp mà không để ý đến cục tophi. Đáng lẽ những cục tophi này phải được mổ để loại bỏ khi chúng bắt đầu gay ra tình trạng hủy xương, loét da…ảnh hưởng đến đời sống cá nhân của người bệnh. Thực tế chỉ cần giảm được lượng acid uric trong máu về xuống dưới 7mg là có thể là các cục tophi này sẽ dần teo nhỏ đi. Còn với những người không có lắng tụ tinh thể acid uric trong khớp thì giảm xuống 6mg và nếu có cục tophi thì giảm xuống 5mg.

6. Do bệnh nhân tự ý dùng thuốc, thực phẩm chức năng chưa được kiểm định mà không dùng thuốc do bác sĩ chỉ định:

Hiện nay có thể người bệnh xem trên mạng hoặc nghe lời ai đó khuyên mà người bệnh tự ý dùng những bài thuốc / thực phẩm chức năng được quảng cáo là có thể trị dứt điểm được bệnh gout. Thực tế là chưa có nghiên cứu hay công bố thông tin có thể chữa được bệnh gout triệt để. Nên bệnh nhân cần đề phòng với những thông tin tràn lan như vậy, không những không hỗ trợ điều trị bệnh gout được mà còn làm cho lượng acid uric tăng thêm, từ đó bệnh càng trầm trọng hơn.

Bệnh gout là loại bệnh có lịch sử hình thành rất lâu nhưng vẫn còn nhiều người hiểu biết chưa đúng về loại bệnh này cũng như cách điều trị dẫn đến nhiều sai lầm. Bạn phải hiểu rằng các biện pháp Đông y hay tây y hiện nay cũng chỉ giúp kiểm soát và hỗ trợ điều trị bệnh gout mà thôi chứ không thể trị dứt điểm được hoàn toàn. Để có thể điều trị cũng như phòng ngừa bệnh tốt nhất, bạn nên theo dõi các bài viết của chúng tôi và nên đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp gặp bác sĩ chuyên ngành để được tư vấn tốt nhất.