Bệnh viêm khớp vảy nến là bệnh gây nhiều tổn thương cho da và khớp của người bệnh, làm ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt cá nhân của người bệnh rất nhiều, khiến họ mặc cảm, tự ti trong cuộc sống. Ở bài viết lần trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn triệu chứng của bệnh nên ở bài viết này chúng tôi sẽ nói cụ thể hơn về chẩn đoán, cách điều trị cũng như các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm khớp vảy nến.

1. Chẩn đoán bệnh viêm khớp vảy nến

Chẩn đoán bệnh nhân bị viêm khớp vảy nến nếu như người bệnh có từ 3 điểm trở lên:

-Tiền sử ngón tay, chân khúc dồi: 1 điểm

-Vảy nến đang hoạt động : 2 điểm

-RF (-) : 1 điểm

-Tiền sử gia đình vảy nến: 1 điểm

-Tổn thương móng: 1 điểm

-Tiền sử vảy nến: 1 điểm

-Hình thành gai xương quanh khớp trên X quang: 1 điểm

-Viêm ngón tay hay ngón chân ( khúc dồi ) : 1 điểm

Tiểu chuẩn này được gọi là CASPAR ( CLASsification criteria for Psoriatic ARthritis ) có độ đặc hiệu: 91,4% và độ nhạy 98,7%.

Các yếu tố tiên lượng nặng gồm: tổn thương khớp, viêm nhiều khớp, đáp ứng điều trị kém, bilan viêm tăng cao, giảm chất lượng sống.

Hướng dẫn chẩn đoán, cách điều trị bệnh viêm khớp vảy nến và biện pháp khắc phục 1

2. Điều trị bệnh viêm khớp vảy nến

Hiện tại không thể chữa trị dứt điểm được viêm khớp vảy nến, vì vậy chỉ có thể cố gắng kiểm soát các cơn đau khớp và không để bị tàn tật. Người bệnh viêm khớp có thể dùng các loại thuốc sau để điều trị:

-Thuốc ức chế miễn dịch

-Thuốc viêm không Steroid ( NSAIDs ).

-Chất ức chế TNF-alpha

-Thuốc chống thấp khớp (DMARDs).

-Các loại thuốc chống thấp khớp (DMARDs) chỉ giúp hạn chế được những tổn thương của viêm khớp vảy nến. Phải sau 1 thời gian dài người bệnh mới thấy có tác dụng, thậm chí một vài tháng. Thuốc không phải là giảm đau và viêm như nhiều người vẫn nghĩ. Trong các loại thuốc DMARDs thì Methotrexate (Trexall) là loại gây ra nhiều tác dụng phụ nhất, bao gồm thận, phổi và gan. Còn sulfasalazine (Azulfidine) không có quá nhiều tác dụng trong điều trị vảy nến.

-Các loại thuốc không Steroid như Naproxen ( Anaprox, Aleve, hay những loại khác ) hoặc Ibuprofen ( Motrin, Advil, những loại khác ) có tác dụng giảm sưng, đau, cứng khớp và chuyên trị bệnh viêm khớp vảy nến. Nhưng bạn cũng nên lưu ý nó có thể gây tác dụng phụ với ruột và dạ dày, và làm xuất huyết tiêu hóa. Các phản ứng phụ có thể là cao huyết áp, ảnh hưởng về thận, suy tim, giữ nước và các tổn thương nặng hơn về da vốn đã có sẵn của bệnh viêm khớp vảy nến.

-Dùng chất hoại tử khối u ức chế -alpha (TNF-alpha) có tác dụng ngăn chặn protein gây viêm trong khớp và cải thiện được các triệu chứng của viêm khớp vảy nến. Một số loại thuốc có thể kể đến như:

Golimumab (Simponi).

Adalimumab (Humira).

Infliximab (Remicade).

Etanercepx (Enbrel).

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý chất này cũng có tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

-Dùng thuốc ức chế miễn dịch để bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây hại, bảo vệ các tế bào khỏe mạnh ở những người bị viêm khớp vảy nến. Một số loại thuốc có thể kể đến gồm:

Cyclosporine ( Neoral, Sandimmune, những loại khác )

Azathioprine ( Azasan, Imuran ).

Leflunomide (Arava).

Loại thuốc này được khuyến cáo chỉ nên dùng khi bị viêm khớp vảy nến quá nặng ví nó rất nguy hiểm. Nó có thể dẫn đến thiếu máu và làm người bệnh bị nhiễm trùng nghiêm trọng, bị các bệnh về thận và gan.

3. Theo dõi và tiên lượng:

-Khi theo dõi diễn tiến của bệnh cần chụp X quang phổi, xét nghiệm máu đột xuất nếu cần.

-Bệnh nhân cần phải điều trị tích cực và phải được theo dõi thường xuyên.

-Xét nghiệm định kỳ creatinine, tế bào máu ngoại vi, SGPT, tốc độ máu lắng, SGOT mỗi 2 tuần trong tháng đầu tiên, sau đó mỗi tháng trong 3 tháng đầu tiên. Cuối cùng là cứ 3 tháng xét nghiệm 1 lần.

-Bệnh nhân trẻ tuổi bị tổn thương nặng ở khớp gối, khớp háng, lạm dụng corticosteroid.

-Về lâu dài bệnh nhân có thể bị dính khớp, đặc biệt là khớp gối và khớp háng dẫn đến tàn phế.

4. Biện pháp khắc phục bệnh vảy nến

-Người bệnh nên chăm chỉ tập thể dục thường xuyên để cho xương khớp vận động được linh hoạt. Các bài tập có thể là bơi lội, đi xe đạp hay đi bộ.

-Tránh để căng các khớp ngón tay bằng các hoạt động mạnh, ví dụ như: nhấc chảo nặng, bế bổng người, mở nắp lọ, đẩy cánh cửa.

-Một số loại thuốc viêm khớp có thể khiến cơ thể mệt mỏi, vì vậy bạn nên nghỉ ngơi thường xuyên.

-Duy trì chế độ dinh dương hợp lý: ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc và hạn chế lượng calo.

-Người bệnh nên sử dụng các gói nóng lạnh sẽ giúp cảm thấy tê và đỡ đau hơn. Một ngày có thể áp dụng nhiều lần, mỗi lần khoảng nửa tiếng sẽ giúp cho các cơ bắp giảm đau và không bị căng.

-Nếu người bệnh quá căng thẳng thì các hóa chất trên cơ thể có thể ức chế hệ thống miễn dịch dẫn đến tình trạng bệnh viêm khớp vảy nến và vảy nến ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Do đó gia đình, bạn bè, những người thân nên trò chuyện nhiều với người bị viêm khớp vảy nến để họ có thêm niềm tin chữa bệnh, không bị ảnh hưởng cả tâm lý lẫn thể chất.

Người bệnh viêm khớp vảy nến cần được chăm sóc cẩn thận, các triệu chứng về da thì có thể chăm sóc như các bệnh về da khác. Hạn chế dùng thuốc corticoid, kháng sốt rét và tránh bị nhiễm trùng sau hậu phẫu.