Ở bài viết trước chúng tôi đã giới thiệu đến bạn nguyên nhân, hậu quả cũng như cách phòng ngừa thì ở bài này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm quanh khớp vai bằng thuốc Tây y sao cho hiệu quả nhất.

1. Chẩn đoán viêm quanh khớp vai:

-Giả liệt khớp vai ( đứt mũ gân cơ quay ):

Nguyên nhân: Do đứt các gân mũ cơ quay hoặc đứt đột ngột cấp tính bó dài gân nhị đầu.

Triệu chứng lâm sàng

Người bệnh đi khám sẽ thấy mất động tác nâng vai chủ động, còn vận động thụ động thoải mái, không có dấu hiệu thần kinh. Người bệnh sẽ bị hạn chế vận động rõ ràng kèm theo cơn đau dữ dội, ở phần trước cánh tay ngoài vết bầm tím còn tiếng kêu răng rắc nữa. Đau khớp vai có thể hết nhưng vẫn không thể hồi phục vận động. Khi làm động tác gấp cẳng tay mà thấy khối cơ cuộn tròn mặt trước cánh tay thì chứng tỏ đứt bó dài gân nhị đầu.

Cận lâm sàng:

+Siêu âm phát hiện đứt gân trên gai hoặc đứt gân nhị đầu.

+Phát hiện đứt các gân mũ cơ quay sau khi chụp X quang khớp vai cản quang.

-Đau khớp vai đơn thuần ( viêm gân mãn tính ) :

Nguyên nhân: Viêm các gân vùng khớp vai: Các gân củ mũ cơ quay ( cơ vai, gân cơ trên gai, dưới gai và cơ tròn nhỏ ). Trong đó viêm đầu dài gân nhì đầu và gân trên gai là hay gặp nhất.

Triệu chứng lâm sàng:

+Do người bệnh bị đánh lien tiếp ở vai hoặc vận động khớp vai quá mức dẫn đến đau khớp vai tự nhiên. Cơn đau sẽ càng mạnh về đêm hoặc khi làm các động tác co cánh tay đối kháng. Người bệnh đau nhiều đến mức lan xuống cẳng tay, cánh tay, khi trở mình thì cơn đau sẽ tăng nên người bệnh sẽ khó nằm nghiêng. Khi ấn tại điểm gân trên gai ( mỏm cùng gai ) hoặc điểm bám tận gân bó dài của gân cơ nhị đầu cánh tay ( mặt trước của khớp vai, dưới mỏm quạ 1cm ).

+Triệu chứng này hay gặp ở người trên 50 tuổi hoặc gặp ở những người hay chơi thể thao.

Khi khám không thấy giảm cơ lực hoặc hạn chế vận động thụ động và chủ động.

-Cứng khớp vai ( đông cứng khớp vai ):

Nguyên nhân : Bao khớp dày, co thắt bao khớp dẫn đến khớp vai bị giảm vận động.

Triệu chứng lâm sàng:

+Bệnh nhân hạn chế vận động cả động tác thụ động và chủ động.

+Đau nhiều về đêm, sau vài tuần sẽ đỡ dần nhưng vai sẽ bị cứng lại.

+Bệnh nhân giơ tay lên, bác sĩ quan sát từ phía sau sẽ thấy xương bả vai di chuyển cùng 1 khối với xương cánh tay.

Cận lâm sàng:

+Siêu âm khớp vai thấy hình ảnh dày bao khớp

+Chụp X quang khớp vai với thuốc cản quang thấy khoang khớp bị thu hẹp ( chỉ 5-10 ml còn ở bình thường từ 30-35 ml ), các túi màng hoạt dịch cũng biến mất và giảm cản quang khớp. Phương pháp chẩn đoán bơm thuốc này có tác dụng làm nới rộng khoang khớp, giúp cho bệnh nhân vận động được thoải mái hơn.

-Đau vai cấp ( viêm khớp vi tinh thể ):

Nguyên nhân: Sự canxi hóa mũ các gân cơ quay và di chuyển các canxi hóa này vào túi thanh mạc dưới mỏm cùng cơ delta dẫ đến viêm túi thanh mạc do vi tinh thể ( hydroxy-apatite ).

Triệu chứng lâm sàng:

+Khớp vai bị sưng và nóng. Người đôi lúc sốt nhẹ, khối sưng ở trước cánh tay tương ứng với túi thanh mạc bị viêm.

+Đau vai lan từ cổ xuống tay, có khi xuống cả tận bàn tay, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột dữ dội khiến người bệnh mất ngủ. Ngoài ra người bệnh còn mất vận động khớp vai hoàn toàn.

+Người bệnh thường có tư thế cánh tay sát vào thân, không vận động thụ động khớp vai được ví dụ như động tác giạng ( giả cứng khớp vai do đau )

Cận lâm sàng:

+Siêu âm sẽ thấy hình ảnh canxi hóa ở gân và phát hiện thấy dịch ở bao thanh dịch dưới mỏm cùng vai.

+Chụp X quang sẽ thấy hình ảnh canxi hóa ở khớp vai.

Chẩn đoán xác định: Dựa vào các triệu chứng cận lâm sàng và lâm sàng.

Chẩn đoán phân biệt:

Chẩn đoán phân biệt triệu chứng đau khớp vai so với các bệnh lý khác như: họai tử vô khuẩn đầu xương cánh tay, đau thắt ngực, viêm khớp vai do lao, u phổi, viêm mủ khớp vai, viêm khớp vai trong các bệnh khớp mãn tính như: viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp vảy nến…

Giới thiệu chẩn đoán và điều trị bệnh viêm quanh khớp vai hiệu quả 1

2. Cách điều trị viêm quanh khớp vai:

Điều trị ngoại khoa:

-Chỉ dùng với giả liệt khớp vai ( đứt mũ gân cơ quay ) hay phẫu thuật nối gân bị đứt với những người bị đứt gân vùng khớp vai do chấn thương. Với những người lớn tuổi thì phẫu thuật cần cẩn trọng hơn nữa.

-Nên siêu âm khớp vai để kiểm tra tình trạng bao gân, gân và khớp vai và nên tái khám sau khoảng 3 tháng.

Điều trị nội khoa:

Nhóm khớp chống thoái hóa có tác dụng chậm:

-Diacerein 50mg: Uống liên tục trong vòng 3 tháng, mỗi ngày khoảng 1-2 viên.

-Glucosamin sulfat: Uống ngày 1 gói 1500 mg.

-Có thể chọn 1 trong các loại thuốc giảm đau sau:

Acetaminophen 0,5g uống 1 ngày từ 2-4 viên hoặc kết hợp với tramadol cũng từ 2-4 viên hay codein cũng được.

-Với những người bị viêm khớp vai đơn thuần thì tiêm tại chỗ vào bao thanh dịch dưới cơ delta hay bao gân. Có thể sử dụng muối của corticoid như betamethason dipropionat 5mg , methylprednisolon acetat 40mg hay betamethason sodium phosphat 2mg tiêm 1 lần duy nhất. Sau khoảng nửa năm nếu bệnh nhân thấy còn đau thì tiêm trở lại. Không tiêm corticoid cho bệnh nhân đứt gân bán phần do thoái hóa vì sẽ làm hoại tử gân và gây đứt gân hoàn toàn. Tiêm theo hướng dẫn của siêu âm là tốt nhất.

-Nội soi ổ khớp để lấy các tinh thể canxi lắng đọng.

Chỉ được dùng một trong các thuốc chống viêm không Steroid như sau:

-Meloxicam 7,5mg ngày uống từ 1-2 viên

-Diclofenac 50mg ngày uống 2 viên

-Celecoxib 200mg ngày uống từ 1-2 viên

-Piroxicam 20mg ngày uống 1 viên.

Trong giai đoạn đau cần nghỉ ngơi hợp lý, sau đó có thể tập luyện được như thường, tuy nhiên cũng không nen vận động quá mức.

Như vậy là bạn đã biết cách chữa bệnh viêm quanh khớp vai hiệu quả. Tuy nhiên bạn hãy lưu ý tránh các chấn thương vùng khớp vai, ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi, vận động hợp lý và đặc biệt là không hoạt động quá mạnh. Như vậy mới có thể kết hợp điều trị bệnh tốt nhất được.