Yến sào, hải sản là những món ăn cao cấp cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người bệnh. Còn ngũ cốc và chuối lại là món ăn dân dã quen thuộc với chúng ta. Chính vì nhiều người suy nghĩ đồ ăn đắt tiền thì sẽ tốt cho cơ thể con người nên đã vô tình chủ quan với bệnh gút. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc liệu những đồ ăn trên có ảnh hưởng gì đến bệnh gút hay không qua bài viết dưới đây.

1. Tôi vừa được tặng một ít yến sào nhưng người được tặng không biết tôi bị gút. Vậy tôi ăn yến sào thì có ảnh hưởng gì đến bệnh gút không ?

Yến sào có chứa nhiều chất đạm, khoảng 50-55% protein không béo, sắt, phốt pho, natri, canxi, kali cùng nhiều acid amin giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng các tổn thương, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là nó không có chứa nhân purin nên người bệnh không cần phải lo lắng mình có bị gút hay không. Tuy nhiên với những người bị gút mãn tính thì nên ăn khoảng 3 lần / tháng và nên bổ sung những loại thực phẩm khác như bí đỏ, súp lơ, cà chua, dưa leo, củ sắn.

2. Tôi bị bệnh gút những sắp phải đi ăn liên hoan với công ty có thể sẽ có các món hải sản. Vậy hải sản có làm ảnh hưởng gì đến bệnh gút của tôi không?

Hải sản có chứa nhiều vitamin nhóm B, các khoáng chất như sắt, canxi, kali, kẽm, đồng, nhiều chất đạm và các chất dinh dưỡng khác nên nó được nhiều người ưa chuộng.

Nó cũng chứa nhiều acid béo không no omega 3 và chất béo no rất tốt cho người bệnh, nhưng không có nghĩa người bị bệnh gút được ăn hải sản một cách thoải mái. Lý do vì sao ?

Trong hải sản có chứa nhiều purin sẽ làm chuyển hóa thành acid uric đọng lại ở khớp và các mô mềm. Nếu ăn quá nhiều thì sẽ gia tăng tình trạng lắng đọng thể purin ở khớp làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu vô cùng vì các cơn đau nhức liên tục.

Hơn nữa người bệnh nếu ăn hải sản mà đi kèm với bia ( trong các bữa nhậu ), bia thì lại có chứa nhiều vitamin B1 nên sẽ càng khó thải các chất thừa ra khỏi cơ thể. Những lượng đạm thừa này cứ ở mãi trong các cơ xương khớp làm sưng nóng đỏ, về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh gút.

Bạn vẫn có thể ăn hải sản nhưng phải lưu ý những điều sau:

-Nếu như bắt buộc phải ăn hải sản và uống bia thì bạn nên ăn hoặc uống ít đi.

-Có thể thay thế bia bằng các loại đồ uống khác như nước ngọt, trà chứ không được dùng các loại đò uống kích thích như rượu vì nó cũng giống bia làm tăng nguy cơ bị bệnh gút do làm chậm quá trình bài tiết chất đạm.

-Bạn có thể dùng các loại nước uống như trà thảo dược, nước ép hoa quả hay nước khoáng kiềm…để hạn chế sự hình thành acid uric

Bị bệnh gút (Gout) có nên ăn yến sào, hải sản, ngũ cốc và chuối hay không? 1

3. Bị bệnh gút có ăn được ngũ cốc hay không ?

Ngũ cốc có chứa chất chống oxy hóa là phytochemical, nhưng nó cũng chứa cả purin nữa nên liệu có nên ăn ngũ cốc hay không cũng là bài toán khiến những người bị gút trở nên đau đầu. Bạn có thể hình dung ra như thế này:

Cả ngũ cốc và thịt cá đều cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp con người cảm thấy no. Tuy nhiên trong thịt, cá thì lại không có chất xơ như ngũ cốc. 1 bát ngũ cốc cung cấp 15g protein tương đương với 200g cá hoặc thịt. Các chât xơ này sẽ giúp người bệnh kiểm soát được insulin có trong máu tốt hơn, cũng như tiêu hóa ngũ cốc chậm hơn thịt rất nhiều.

Ngũ cốc không chứa cholesteron như ở thịt động vật nên tốt cho sức khỏe con người hơn. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, Nguy cơ bị bệnh gút sẽ tăng 40-50% đối với những người ăn nhiều cá thịt ( đạm động vật ), còn với những người bị đạm thực vật như ngũ cốc thì không có dấu hiệu nào liên quan đến bệnh gút. Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể ăn ngũ cốc mà không lo mắc bệnh gút.

Ngoài ra ngũ cốc không có chứa cholesteron như ở thịt động vật nên không lo bị béo phì.

Đậu đen có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanins rất lớn nên có lợi cho sức khỏe người bệnh. Người ta còn dùng nước luộc đậu đen để chữa bệnh gút rất tốt.

Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu sử dụng các sản phẩm làm từ đậu nành sẽ không làm tăng lượng acid uric, từ đó làm giảm nguy cơ bị bệnh gút.

4. Người bị bệnh gút ăn chuối có được không?

Mỗi qua chuối trung bình chứa khoảng 422 mg kali và 24mg acid folic ( theo ước lượng của bộ nông nghiệp Mỹ ). Acid folic có thể giúp người bệnh phá vỡ các tinh thể muối urat. Còn kali sẽ giúp người bị gút đào thải acid uric qua đường tiết niệu cũng như các triệu chứng khác của bệnh gút.

Không những vậy trong chuối có khoảng 10,3 mg vitamin C giúp điều trị bệnh gút hiệu quả. Một nghiên cứu vào năm 2006 đã chỉ ra rằng người bệnh chỉ cần dung nạp khoảng 500 mg vitamin C vào là có thể giảm acid uric trong huyết thanh hiệu quả cũng như các triệu chứng khác. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần ăn khoảng 50 quả chuối mỗi ngày là sẽ có công hiệu. Nhưng phải ăn quá nhiều chuối như vậy sẽ làm cho bạn cảm thấy phát ngán, đừng lo, bạn có thể dùng các loại hoa quả khác để thay thế như bông cải xanh, cam quýt hay cà chua cũng chứa rất nhiều vitamin C.