Tiếp nối bài viết về hội chứng thắt lưng hông lần trước, lần này chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn cụ thể hơn về cách chẩn đoán cũng như điều trị triệu chứng này.

1. Quy luật xung đột đĩa đệm- rễ thần kinh:

Trường hợp bị thoát vị trung tâm ( thoát vị vào ống sống ), rễ bị tổn thương là rễ cùng tầng đó. Ví dụ như thoát vị đĩa đệm L4_L5 thì rễ L4 bị tổn thương.

Nếu bị thoát vị 1 đĩa đệm thì rễ thần kinh bị tổn thương là rễ ngay dưới đĩa đệm đó.

Đối với thoát vị đĩa đệm L5_ S1 thì rễ bị tổn thương có thể là rễ S1 hoặc rễ L5.

2. Chẩn đoán hội chứng thắt lưng hông:

-Tiểu chuẩn chẩn đoán:

+Có yếu tố chấn thương

+Đau cột sống thắt lưng có tính chất cơ học

+Dấu hiệu Lasegue ( + )

+Mất đường cong sinh lý

+Dấu hiệu chuông bấm ( + )

+Đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông to

-Chẩn đoán giai đoạn

+Giai đoạn 1: Lồi đĩa đệm: có dấu hiệu của hội chứng cột sống

+Giai đoạn 2: Kích thích rễ có biểu hiện của rễ thần kinh bị căng

+Giai đoạn 3: chia làm 2 giai đoạn nhỏ:

Rễ thần kinh bị tổn thương 1 phần: có triệu chứng giảm phản xạ, giảm vận động cũng như cảm giác.

Rễ thần kinh bị tổn thương hoàn toàn: Người bệnh bị mất cảm giác, mất vận động cũng như phản xạ.

+Giai đoạn 4: rễ thần kinh bị hư khiến các cơn đau âm ỉ kéo dài.

Chẩn đoán hội chứng thắt lưng hông và cách điều trị bệnh hiệu quả 1

3. Cách điều trị hội chứng thắt lưng hông

-Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc không steroid ví dụ như dilofenac hoặc tilcotil dạng viên hàm lượng 20 mg hoặc dạng ống.

-Có thể dùng phương pháp điều trị bảo tồn hoặc phẫu thuật nếu bệnh trở nên nặng. Phẫu thuật trong các trường hợp người bệnh bị hẹp ống sống thắt lưng, bị thể liệt, đau đến mức không thể chịu được mặc dù đã dùng thuốc giảm đau hay bị tái phát, bị hội chứng đuôi ngựa.

-Có thể dùng các phương pháp điều trị hội chứng thắt lưng hông không dùng thuốc như vật lý trị liệu, kéo giãn, châm cứu, bấm huyệt, sóng ngắn, đèn hồng ngoại, đắp sáp nến.

-Điều trị nguyên nhân như dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn

-Dùng các loại thuốc chống viêm steroid ví dụ như: depotmedrol, solumedrol, hydrocortizon…

-Sử dụng các loại thuốc giãn cơ như:

+Sirdalud dạng uống 2mg.

+Myonal dạng uống 50mg.

+Décontractyl 0,25…

+Mydocalm dạng uống 50 mg.

-Dùng thuốc giảm đau chống viêm không steroid ức chế ưu thế hoặc chọn lọc COX2 như vioxx chẳng hạn. Phong bế rễ thần kinh trong màng cứng hay ngoài màng cứng bằng novocain hay corticoid kết hợp với vitamin B12.

-Dùng thuốc an thần như mimoza, seduxen, acid folic kết hợp với vitamin nhóm B liều cao.

4. Điều trị hội chứng thắt lưng hông thể phong hàn

-Chống chỉ định đối với đau thần kinh tọa kèm nhiễm trùng tại chỗ.

-Chỉ định đối với đau thần kinh tọa do phong hàn.

-Các phương tiện chuẩn bị gồm:

+Lá ngải cứu rửa sạch sau đó đem đi phơi cho khô, kế đến tán nhỏ, bỏ cuống lá, lá xơ và diêm.

+Chuẩn bị hộp đựng ngải, dao sắc thái gừng, các miếng gừng đã thái dày từ 2-3mm, và 1 con dao thật sắc để thái gừng.

-Người thực hiện:

Các bác sĩ chuyên ngành y học cổ truyền có chứng chỉ hành nghề và trình độ tay nghề cao.

-Người bệnh:

+Trước khi vào điều trị thì người bệnh được tư vấn và giải thích.

+Người bệnh có huyệt cứu với thủ pháp và thời gian cụ thể, hồ sơ bệnh án đã được thăm dò chức năng chuyên khoa cũng như chẩn đoán theo y học cổ truyền và y học hiện đại.

-Các bước tiến hành:

Phác đồ các huyệt như sau:

+Côn lôn, Ân môn, Trật biên, Giáp tich L5-S1, L4-L5

+Dương lăng tuyền, Ủy trung, Hoàn khiêu, Đại trượng du

+Huyền chung, thừa sơn, thừa phù, thứ liêu.

Tiến hành làm như sau:

Dùng 3 đầu ngón tay lấy 1 ít ngải nhung cuốn lại thành điếu như cuộn thuốc lá vỏ ngoài bằng giấy bản hoặc để lên miếng ván nhỏ. Sau đó ấn nhẹ xuống tạo thành hình tháp nhỏ bằng hạt ngô.

Tiếp theo cho mồi ngải lên trên 1 miếng gừng, đốt lửa ở đỉnh mồi ngải rồi thổi cho tắt rồi đặt lên vùng huyệt định cứu. Nếu người bệnh thấy nóng quá thì bác sĩ có thể lót thêm miếng gừng khác.

Còn 1 cách khác nữa là đốt mồi ngải nhưng chỉ hơ sát da vùng huyệt, đưa ra đưa vào để tránh nóng cho bệnh nhân

Nếu cháy hết mồi ngải thì có thể làm tương tự với mồi khác như trên.

-Lưu ý:

+Nếu như người bệnh nóng quá nhiều thì có thể lót thêm miếng gừng nữa

+Thời gian mỗi huyệt khoảng 15 phút chia làm 3 mồi.

+Một liệu trình sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần, mỗi ngày làm khoảng 2 lần. Làm khoảng 3 liệu trình liên tục cũng được.

+Chú ý theo dõi tại chỗ và toàn thân

-Xử lý tai biến:

+Để tránh trường hợp làm đổ mồi ngải gây cháy hoặc làm cho người già, trẻ nhỏ nóng quá giãy giụa thì bác sĩ phải thật tập trung, không được lơ là mất tập trung với bệnh nhân cũng như không được cứu nhiều huyệt cùng 1 lúc.

+Những người bệnh thể hàn bị giảm hoặc mất cảm giác nóng ( đau- nóng, lạnh ) thì nhiều khả năng bị bỏng cấp độ 1. Lúc này bác sĩ nên dùng thuốc mỡ vaseline bôi và băng gạc lại để tránh nhiễm trùng.

5. Người bệnh bị hội chứng thắt lưng hông cần lưu ý điều gì:

-Người bệnh không nên làm việc quá sức và mang vác các vật nặng

-Chườm nóng vùng lưng bị đau

-Người bệnh hội chứng thắt lưng hông không nên nằm võng hay ngồi ghế xích đu, nên nằm trên giường cứng, tránh vận động như xoay người đột ngột, cúi gập người hay chạy nhảy…

-Xây dựng chế độ ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe.

-Sau khi đi làm về thì nên mát xa để thư giãn, nghỉ ngơi thật thoải mái để toàn bộ cơ thể cũng như xương khớp được thư giãn tốt nhất.

-Có thể tắm nước ấm để giảm đau

-Mỗi ngày dành ra khoảng nửa tiếng – 1 tiếng chơi thể dục thể thao giúp cho cở thể khỏe mạnh, dẻo dai.

-Dân văn phòng hết sức lưu ý không ngồi làm việc quá lâu, khi ngồi làm việc thì đúng tư thế.