Những ngày trời trở rét cũng là lúc con người thương hay bị đau vùng thắt lưng, hông, có thể bị rối loạn vận động cũng như gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt cá nhân. Đây có thể là triệu chứng của hội chứng thắt lưng hông. Vậy nó là bệnh gì và về lâu dài có những triệu chứng lâm sàng ra sao? Các bạn có thể xem qua bài viết dưới đây.

1. Hội chứng thắt lưng hông là gì

Nó là khái niệm lâm sàng bao gồm các triệu chứng của bệnh lý dây thần kinh hông to và hội chứng cột sống thắt lưng. Khi đĩa đệm hay cột sống bị chấn thương thì các rễ thần kinh L1->L5 cũng gặp thương tổn và tạo ra các cơn đau ở vùng thắt lưng hông.

2. Nguyên nhân gây ra hội chứng thắt lưng hông:

-Người bệnh bị tiêm vùng mông sai kỹ thuật hoặc do chấn thương.

-Hội chứng thắt lưng hông cũng có thể xảy ra do phụ nữ mang thai ở giai đoạn cuối của thai kỳ.

-Người bệnh mắc các bệnh về cột sống như: thoái hóa cột sống thắt lưng cùng, người cao tuổi bị thoái hóa đĩa đệm, hẹp ống sống, chấn thương hay bị trượt đốt sống bẩm sinh, gãy xương chậu, viêm đốt sống, viêm cột sống dính khớp, gãy xương cột sống thắt lưng, ung thư cột sống thắt lưng, lao cột sống,…

-Người bệnh bị căng thẳng tâm lý

-1 số nguyên nhân trong ống sống: viêm màng nhện tủy dày dính, u màng tủy, áp xe ngoài màng cứng vùng thắt lưng, u rễ thần kinh.

-Các bệnh ở cơ quan trong hố chậu hay nội tạng như: ung thư đại tràng, trực tràng, bệnh tim mạch, ung thư tuyến tiền liệt, bệnh tiết niệu, bệnh về ruột- dạ dày, viêm tụy, sỏi thận, viêm túi mật.

-Người bệnh bị nhiễm khuẩn, viêm dây thần kinh hông do virus

-Do bị dị tật bẩm sinh cột sống thắt lưng như: cùng hóa L5, gai đôi L1, hẹp ống sống…

Hội chứng thắt lưng hông là gì và những triệu chứng lâm sàng của bệnh 1

3. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng thắt lưng hông:

A. Hội chứng rễ thần kinh:

-Người bệnh bị rối loạn vận động:

Các rễ thần kinh bị tổn thương phân bố do các cơ bị yếu:

Rễ S1: Bệnh nhân không được thoải mái khi duỗi thẳng bàn chân, giảm sức cơ ép, người bệnh đứng bằng mũi bàn chân rất khó khăn.

Rễ L5: Người bệnh gặp khó khăn trong việc gấp bàn chân về phía mu, các nhóm cơ chày bị yếu, người bệnh đứng trên gót chân rất khó.

-Đau rễ thần kinh:

Chỉ có ít trường hợp bệnh nhân bị đau liên tục không phụ thuộc vào tư thế. Đa số là đau có tính cơ học ( ví dụ như khi đi lại, đứng, nghỉ ngơi hoặc khi ho hắt hơi thì các cơn đau sẽ tăng…).

Đau dọc theo đường đi của rễ thần kinh kèm theo các triệu chứng như nhức mủ hay đau nhức.

Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại cũng như sinh hoạt cá nhân.

-Rối loạn thực vật dinh dưỡng: Chỉ khi có tổn thương dây thần kinh ngoại vi thì những triệu chứng rối loạn thực vật này mới biểu hiện rõ. Biểu hiện hay gặp sẽ là: mất phản xạ dựng lông, teo cơ, rối loạn tiết mồ hôi, nhiệt độ da giảm, lông chân khô dễ gẫy.

-Các dấu hiệu căng rễ thần kinh:

Kiểm tra dây thần kinh nào đó có bị kích thích bằng cách:

Dấu hiệu Déjerine dương tính: ho hắt hơi bệnh nhân đau tăng.

+ Điểm đau cạnh sống: ấn trên đường cạnh sống, ngang điểm giữa của khe gian đốt bệnh nhân thấy đau.

+ Dấu hiệu Bonnet dương tính: gấp mạnh cẳng chân vào đùi và đùi vào bụng bệnh nhân thấy đau.

+ Các điểm đau Walleix: ấn trên một số điểm dọc đường đi của dây thần kinh hông to, nếu như bệnh nhân thấy đau ở: Huyệt thừa phù ( điểm giữa nếp lằn mông ), điểm giữa ụ ngồi- mấu chuyển lớn ), huyệt thừa sơn ( điểm giữa cung cơ dép cẳng chân ), huyệt ủy trung ( điểm giữa nếp gấp khoeo ).

+ Dấu hiệu Siccar dương tính: gấp bàn chân về phía mu, trong khi chân duỗi thẳng bệnh nhân sẽ thấy đau.

+ Dấu hiệu Lasègue dương tính: Người bệnh cho 2 chân duỗi thẳng và nằm ngửa ra, bác sĩ giữ gối thẳng đồng thời nâng 2 chân của người bệnh khỏi giường để làm căng dây thần kinh, nếu đau rễ bên đối diện thì là Lasègue chéo, còn nếu như đau rễ cùng bên thì là dấu hiệu dương tính.

-Rối loạn phản xạ:

Người bệnh sẽ bị mất hoặc giảm hẳn phản xạ gót khi có tổn thương ở rễ thần kinh S1.

-Rối loạn cảm giác:

Các rễ thần kinh bị tổn thương phân bổ ( quan trọng nhất là rễ S1 và rễ L5 ) dẫn đến rối loạn cảm giác ở vùng da. Cụ thể sẽ như sau:

+Rễ S1: Phân bổ cảm giác cho cẳng chân, dải da mặt dọc sau đùi tới gót và gan bàn chân.

+Rễ L5: Phân bổ cảm giác từ cẳng chân cho đến mắt cá ngoài, dải da mặt dọc ngoài đùi, ngón chân 1-2 và mu bàn chân.

B. Hội chứng cột sống

-Đau cột sống thắt lưng thường xảy ra ở những đốt sống nhất định. Nó xảy ra có thể sau chấn thương hoặc tự phát, hoặc do mãn tính. Về sau nếu mạn tính thì chỉ đau âm ỉ còn cấp tính sẽ đau dữ dội.

-Người bệnh bị biến dạng cột sống: tức là đường cong sinh lý của cột sống sẽ bị thay đổi ( cong sinh lý đảo ngược hoặc mất ưỡn cột sống thắt lưng hay nói theo cách khác là người bệnh sẽ bị gù lưng, giảm ưỡn ) và bị lệch vẹo.

Khi bác sĩ khám ấn trên mỏm gai các đốt sống bệnh nhân sẽ thấy đau chói ở các trên đốt sống bị bệnh.

Các hoạt động của cột sống thắt lưng cần phải được tiết chế lại, cụ thể là:

+Khi cúi thì khoảng cách ngón tay – nền nhà phải > 0 cm, chỉ số Schober giảm (< 14/10).

+Các động tác như nghiêng, cúi, xoay, ngửa đều phải được hạn chế.

Ở bài viết sau chúng tôi sẽ nói cụ thể về cách chẩn đoán cũng như điều trị hội chứng thắt lưng hông. Mời các bạn đón đọc.