Triệu chứng đau lưng âm ỉ là biểu hiện của bệnh gì? Bệnh có nguy hiểm không và cách phòng tránh như thế nào. Mời các bạn theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây triệu chứng đau lưng âm ỉ hay còn gọi chính xác là bệnh đau thắt lưng cấp

Theo thống kê năm 2016, tỉ lệ đau thắt lưng cấp ở nam giới và phụ nữ đang ngày càng gia tăng.Triệu chứng đau lưng âm ỉ là một trong những biểu hiện của bệnh đau thắt lưng cấp. Ngoài ra, người bị bệnh này còn kèm đau bụng dưới.

Triệu chứng đau lưng âm ỉ là bệnh gì? Cách phòng tránh bệnh đau thắt lưng cấp. 1

Nguyên nhân của đau thắt lưng cấp có thể do bạn bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống hoặc viêm cột sống thắt lưng do vi trùng…

Đau thắt lưng cấp nếu không kịp thời chữa trị có thể gây hậu quả như: Đau, tê  vùng thắt lưng, mông, dọc theo đùi, cẳng chân, bàn chân. Teo, yếu cơ đùi, cẳng chân, bàn chân.

Làm cách nào để phòng tránh bệnh đau thắt lưng cấp.

– Để không phải đối mặt với triệu chứng đau lưng âm ỉ hay đau bụng dưới, thậm chí tê bì chân tay, teo cơ…bạn nên hạn chế việc ngồi liên tục trong một thời gian dài, ngồi đúng tư thế, thường xuyên làm những động tác vươn vai giữa giờ.

Triệu chứng đau lưng âm ỉ là bệnh gì? Cách phòng tránh bệnh đau thắt lưng cấp. 2

– Tránh các tư thế sai như đứng lom khom, ngồi không thẳng, rướn người mang xách vật nặng, so vai, rụt cổ, co hông…vì nó thường dẫn đến cơ bắp bị co rút gây mệt mỏi, tổn thương.

– Tập đi lùi ở nơi bằng phẳng, rộng rãi, tập cùng ít nhất 1 người nữa để giúp bạn có thể kiên trì luyện tập hơn. Theo nhiều nghiên cứu, đây là một cách trị đau lưng rất tốt.

– Khi ngủ nên trở mình để khí huyết được lưu thông, cơ bắp bị chèn ép dễ dẫn tới đau lưng.

– Nâng, giữ, mang vác vật nặng cần ở vị trí gần vật, dang rộng chân hơn vai tạo ra một thế vững chắc, cong đầu gối, căng cơ bụng, nâng bằng cơ cẳng chân giống như tư thế đứng. Không nên cố gắng nâng một vật quá nặng hoặc vật có kích thước lớn.

Khi bị đau lưng âm ỉ, bạn đừng chủ quan chịu đựng mà hãy đi khám xem nguyên nhân và tìm hướng điều trị kịp thời trước khi quá muộn nhé. Thường xuyên truy cập website xuongkhop.net để tìm hiểu các thông tin về các chứng bệnh xương khớp, cột sống, đĩa đệm…nhé.