Theo một thống kê gần đây tại Việt Nam cho thấy 15000 người gãy cổ xương đùi được thống kê vào năm 2006 ( biến chứng của bệnh loãng xương ) có thể tăng gấp 4 lần vào 24 năm sau ( năm 2030 ), con số này trong tương lai có thể tăng lên nhiều nữa. Ở Mỹ thì cứ 1 phút có khoảng 2 người bị gãy xương do loãng xương, và tổng cộng có hơn 8 triệu dân ở Châu Âu bị loãng xương vào năm 2000. Nhiều bài viết trước đây chúng tôi có đề cập đến các phương pháp chữa bệnh loãng xương bằng cả thuốc Tây y cũng như Đông y, hay 1 số món ăn bổ dưỡng ví dụ như món canh xương sống chó thuốc, cháo chim sẻ kỷ tử, canh hến nấu rau ngót...Tuy nhiên hiện nay lại rộ lên phong trào dùng cao xương cá sấu để chữa bệnh xương khớp khiến người bệnh đã rối nay lại càng rối như tơ vò thêm. Vậy liệu pháp này thực sự có tốt hay không? Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây:

Chứng loãng xương bắt nguồn từ đâu?

Ở bài viết lần trước chúng tôi có đề cập đến đặc điểm cấu trúc cũng như các chức năng, sự tái tạo các mô ở xương nên ở bài viết này chúng tôi sẽ chỉ nói qua để bạn đọc có thể nắm qua một cách nhanh nhất. Xương bao gồm 2 nhóm thành phần chính là nhóm các khoáng chất đa số được cung cấp từ các thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa, cá…và nhóm các chất hữu cơ (Cốt giao hay còn gọi là keo xương gồm có 90% các sợi collagen do cơ chế tổng hợp theo sự điều khiển của gen di truyền và các chất nền). Canxi trong các chất cốt giao này có tác dụng như xi măng trong tường xây nhà vậy, giúp cho ngôi nhà ( xương) luôn cứng không bị biến dạng.

Trong quá trình hình thành xương sẽ xảy ra quá trình khoáng hóa collagen, cụ thể là sẽ hình thành các chất keo xương, sau đó các mô xương mới sẽ được tạo ra nhờ cơ chế hấp thụ các tinh thể canxi hydroxyapatite. Tỷ lệ chất keo xương trong cơ thể như sau: Về già còn có 15%, ở tuổi trung niên là 50%, ở thanh niên là 30% và ở trẻ sơ sinh là cao nhất 80%. Lượng canxi càng lên cao càng giảm dần dẫn đến lão hóa cũng 1 phần là do các chất keo xương này cũng bị giảm dần đi, dẫn đến lượng canxi khó bị hấp thụ, dẫn đến giảm thấp mật độ xương ( có thể đo bằng máy đo DEXA- bạn có thể xem lại ở các bài viết trước). Ở người già xương mới không đủ để thay thế cho xương cũ bị mất do gen không tạo đủ chất keo cho quá trình khoáng hóa. Do tỷ lệ chất keo giảm dần theo thời gian như vậy mà người già hay bị gãy xương, khó lành do xương giòn, còn xương ở trẻ em dễ bị biến dạng do có cấu trúc xương mềm, chỉ cần ngồi học sai tư thế hoặc vận động mạnh cũng có thể dẫn đến vẹo cột sống.

Tác dụng chữa bệnh xương khớp từ cao cá sấu kết hợp với nhiều thảo dược:

Chứng loãng xương bắt nguồn từ đâu? Cao cá sấu có chữa được bệnh không? 1
Cao xương cá sấu đem lại nhiều hiệu quả điều trị các bệnh xương khớp. Việc kết hợp sử dụng các loại thuốc canxi với cao xương cá sấu thì có hiệu quả hơn chỉ sử dụng mỗi thuốc canxi. Thông thường người bệnh sẽ giảm đau nhức sau nửa tháng đến một tháng dùng cao xương, nếu người bệnh kiên trì dùng cao xương trong vòng hơn nửa năm thì sẽ thấy hiệu quả điều trị loãng xương có tiến bộ rõ rệt.

Thậm chí sau khi người bệnh dùng cao xương cá sấu được một thời gian thì trên các phim chụp X quang sẽ cho thấy kết quả tích cực trong việc điều trị bệnh tạo xương bất toàn phẫu thuật chỉnh hình. Kể cả những người bệnh bị thoái hóa khớp cũng giảm triệu chứng đau rất tốt sau một thời gian dài sử dụng.

Người bệnh có thể sử dụng một số loại thảo dược sau kết hợp với cao cá sấu ( có chứa nhiều collagen) sẽ cho hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị các bệnh xương khớp:

  • Ba kích: Trong loại thảo dược này có chứa nhiều hợp chất anthranoid, trong rễ cây còn chứa nhiều vitamin C. Trong Đông y thì ba kích có tính ôn, vị ngọt, cay, có tác dụng chữa bệnh phong thấp, tăng cường khả năng vận động, có tác dụng hạ huyết áp nữa, tác động rất nhiều vào thận.
  • Ngưu tất: Trong rễ của thảo dược này có chứa 4% saponin – 1 loại chất có tác dụng phòng chống ứ tắc lòng mạch, hoạt huyết hóa ứ. Trong Đông y nó có vị đắng, vị chua, bổ gân cốt và thận, có tác dụng hỗ trợ điều trị thấp khớp, điều trị kinh mạch không thông làm đau các khớp ( hay còn gọi là bất thông tắc thống), giúp giảm đau khớp do nhiễm lạnh, chữa viêm khớp.
  • Đương quy: Loại thảo dược này có chứa nhiều chất ligustilid, tinh dầu và nhiều loại hoạt chất tốt khác có tác dụng tăng cường sức khỏe, bổ khí huyết và làm trẻ hóa cơ thể. Trong Đông y nó có tính ôn, vị ngọt, tác động vào 3 kinh can, tâm, tý, tăng tuần hoàn máu, làm giãn kinh mạch. Khi kết hợp với những loại thảo dược như khương hoạt, ngưu tất, đại hoàng, thương truật, sinh địa…sẽ tạo nên các bài thuốc chữa xương khớp vô cùng hiệu quả.
  • Đỗ trọng: Các thành phần chủ yếu trong đỗ trọng là loganin, aucubin, acid chlorogenic…có tác dụng trong việc điều trị thấp khớp, chống viêm, giúp cho xương cốt được dẻo dai, chống hạ huyết áp. Trong Đông y nó có tính ôn, vị ngọt, bổ can thận, giúp chữa chứng đau lưng, bổ can thận, chống loãng xương.