Dân văn phòng và những người lao động nặng là nhóm nghề nghiệp có nguy cơ bị các bệnh xương khớp nhiều nhất. Trong các bệnh xương khớp mà chúng tôi kể ở đợt trước chủ yếu nguyên nhân do dân văn phòng hay phải ngồi nhiều dẫn đến hay bị các bệnh có liên quan đến cột sống. Ở bài viết này sẽ nói đến một nguyên nhân khác là do ngồi máy tính quá nhiều dẫn đến các ngón tay và khớp cổ tay bị vôi hóa, không còn hoạt động trơn tru nữa, khiến họ đau nhức, ảnh hưởng nặng đến công việc. Đó có thể là biểu hiện của hội chứng đường hầm cổ tay. Vậy cụ thể nó là gì? Triệu chứng lâm sàng ra sao và phải chẩn đoán như thế nào? Chúng ta sẽ theo dõi thêm qua bài viết dưới đây:

Hội chứng đường hầm cổ tay là gì

Ống cổ tay hay đường hầm cổ tay nó là đường ống hẹp chứa các gân điều khiển cử động và các dây thần kinh của ngón tay. Nó được hình thành bởi các dây chằng và xương cổ tay. Vì một nguyên nhân nào đó mà các bộ phận trong ống cổ tay hoặc bộ phận gần kề bị sưng lên chèn vào các dây thần kinh này sẽ làm yếu bàn tay, gây đau, tê giống như bị kiến bò vậy.

Ngay cả khi không có tổn thương do giải phẫu, sau khi phẫu thuật cắt bỏ dây chằng thì vẫn có hiện tượng dây thần kinh co nhỏ hoặc dẹt. Kích thước các thành phần trong ống cổ tay tăng lên do các bệnh như viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay, viêm màng hoạt dịch bao gân, gãy xương can xấu, gãy xương mới, do các bất thường ngày từ lúc mới sinh ra hoặc do các khối u.

Nó có thể là biểu hiện của các bệnh như bệnh nhiễm amyloid, bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh bạch cầu ( thâm nhiễm tổ chức ), những bệnh khớp khác ( viêm bao hoạt dịch gân ), bệnh sarcoid, đái tháo đường, cường thận tuyến giáp.

  1. Những người nào có nguy cơ bị hội chứng đường hầm cổ tay

Bệnh này chiếm khoảng 1% dân số, thường hay gặp ở phụ nữ từ 40-60 tuổi sau mãn kinh.

Hội chứng đường hầm cổ tay là gì và cách điều trị như thế nào 2

Nó cũng có thể xuất hiện ở những người làm công việc phải sử dụng đến tay nhiều dẫn đến chấn thương ở cổ tay

Phụ nữ có thai, người bị bệnh phù niêm, to đầu chi, chạy thận nhân tạo cũng có nguy cơ bị hội chứng đường hầm cổ tay cao.

  1. Triệu chứng lâm sàng của hội chứng đường hầm cổ tay:

-Người bệnh sẽ có cảm giác bỏng rát và đau nhói ở các đầu ngón tay ( thường là vùng chi phối các dây thần kinh giữa ). Đặc biệt là các cơn đau hay xuất hiện vào ban đêm.

-Biểu hiện dị cảm hoặc đau ở vùng chi phối của người bệnh nhân khi gấp 2 cổ tay theo góc vuông, 2 mu tay chạm vào nhau trong 1 phút. Đây được gọi là dấu hiệu Phalen. Còn cảm giác đau tột cùng hoặc đau nhói khi gõ vào cổ tay phía gan tay là dấu hiệu Tinel. 2 dấu hiệu này có thể dương tính.

-Các cơn đau có thể lan lên vai, căng tay, ngực hoặc cổ. Khi người bệnh gấp, duỗi hay thực hiện các cử động khác của cổ tay thì các cơn đau sẽ tăng dần lên.

-Các cơ sẽ bị dạng ngắn lại, nếu ở ngón cái thì rối loạn cảm giác sẽ xuất hiện muộn hơn. Cảm giác chi phối dây thần kinh không cụ thể. Nó rất khó tả giữa bên lành và bên bệnh. Chỉ có thể xác định bằng cách cho người bệnh cọ mảnh vải giữa đầu ngón trỏ và ngón tay cái.

-Nếu để lâu dài thì người bệnh sẽ bị mất khả năng cầm nắm do bị teo cơ ở mô cái. Nếu như dây thần kinh cứ mãi bị chèn ép thì khả năng cao là các cơ ở ngón cái sẽ bị tổn thương vĩnh viễn.

  1. Chẩn đoán hội chứng đường hầm cổ tay

-Cần chẩn đoán phân biệt với hội chứng chèn ép thần kinh giữa vùng cánh tay và cẳng tay, hội chứng đau cánh tay-cổ tay khác, bệnh viêm dây thần kinh hay các cơn đau thắt ngực.

-Cần tiến hành chụp X quang cổ tay ở cả 3 tư thế khác nhau để kiểm tra chính xác các tổn thương ở phần mềm và xương. Ngoài ra còn phương pháp đo điện cơ cũng mang lại kết quả chính xác cao, nó cho thấy giảm tốc độ dẫn truyền của dây thần kinh. Sự chậm trễ trong dẫn truyền vận động có thể xuất hiện sau sự chậm trễ trong dẫn truyền cảm giác thần kinh giữa đoạn xa.

  1. Cách điều trị hội chứng đường hầm cổ tay

-Tiêm corticosteroid vào đường hầm cổ tay để làm giảm các triệu chứng gây ra, đặc biệt là những người bị viêm màng hoạt dịch khớp cổ tay. Nên để cho những bác sĩ dày dạn kinh nghiệm thực hiện tiêm để tránh tổn thương các dây thần kinh.

-Mục tiêu điều trị là làm giảm sự chèn ép lên các dây thần kinh. Khi thấy có những dấu hiệu tổn thương đầu tiên thì người bệnh nên đi khám để điều trị triệt để.

-Nếu như các phần mềm bị sưng nề lên thì có thể cố định nẹp bàn tay và cẳng tay vào ban đêm sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

-Các cơ thể hồi phục từ từ nhưng sẽ khó hồi phục được toàn bộ nếu như nó bị teo.

-Có thể áp dụng biện pháp phẫu thuật bóc tách dây chằng cổ tay phía gan tay thì sau vài ngày sẽ thấy tác dụng giảm đau rõ rệt.