Khi đĩa đệm ở cổ bị thoái hóa hay viêm quá nặng, đã áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn hay Đông y nhưng không có nhiều tác dụng thì các bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo để tránh không bị thoát vị đĩa đệm xâm lấn sang các vùng đĩa đệm cột sống khác. Tuy nhiên khá nhiều người bệnh còn băn khoăn về hiệu quả của phương pháp này cũng như tâm lý e ngại về chi phí phẫu thuật nên không đến bệnh viện để khám chữa. Bài viết này của chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của người đọc để có thể hiểu rõ hơn về phương pháp này:

  1. Giới thiệu phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo

Đầu tiên bác sĩ sẽ lấy đi đĩa đệm bị hư hại sau đó dùng mảnh ghép nhân tạo, mảnh xương mào chậu hay đĩa đệm nhân tạo của người bệnh để ghép vào khoảng đĩa đệm đã lấy đi. Như đã nói ở lúc đầu, để tránh xảy ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm lan sang các vùng đĩa đệm cột sống khác thì các bác sĩ sẽ sử dụng các đĩa đệm nhân tạo có khớp. Tuy nó có thể không làm cho cột sống bị cứng lại được nhưng nó có thể thay thế được các mảnh ghép.

Những điểm ưu việt của phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo 1

Tuy nhiên các đĩa đệm nhân tạo này cũng chỉ khắc phục được phần nào chứ chưa thể giống đĩa đệm thực sự được, nó chỉ hoạt động giống như một trục xoay mà thôi.

Thời gian các ca phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo thường kéo dài từ 1,5 tiếng đến 2 tiếng. Sau khi thay đĩa đệm nhân tạo xong thì người bệnh vẫn phải tiếp tục điều trị trong 1 tuần, nếu người bệnh tập các bài tập phục hồi chức năng thì sẽ hồi phục nhanh hơn.

  1. Ưu điểm của phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo:

-Tuổi thọ của đĩa đệm cột sống cổ được tính theo số lần chuyển động của đĩa đệm trước khi mặt khớp tiếp xúc bị hỏng.

-Trường hợp có chấn thương xảy ra và tạo ra lực va đập nhất định thì các đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo sẽ cho khả năng chống biến dạng, chống mài mòn, chống vỡ.

-Số lần cử động của các đĩa đệm cột sống cổ nhân tạo hiện nay khoảng vài tỉ lần, tương ứng với vài chục năm cột sống cổ hoạt động ( hầu như người bệnh chỉ cần thay đĩa đệm cổ nhân tạo là có thể dùng cả đời).

-Việc phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo cũng rất dễ dàng, không có gì khó khăn cả, giống như là mổ đặt mảnh ghép vậy. Chỉ có một điểm hơi khác là đặt đĩa đệm nhân tạo thay vì đặt mảnh ghép và không cần phải cố định nẹp vít.

-Các đĩa đệm nhân tạo này sẽ giúp cho cột sống giảm được các tác động ngoại lực. Ví dụ như khi có chấn thương thì các đĩa đệm sẽ ép lại, nước bên trong đĩa đệm sẽ chảy ra ngoài, khi hết lực tác động thì nó sẽ lại quay vào trong.

-Phương pháp phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo còn giúp người bệnh tránh được biến chứng do nẹp vít gây ra. Cụ thể là người bệnh sẽ bị đau vai gáy sau vài tuần mang nẹp. Đổi lại phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo thì người bệnh sẽ không phải mang nẹp cổ nữa.

  1. Những người nào nên và không nên áp dụng phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo?

-Những người như sau thì nên áp dụng phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo:

+Đĩa đệm thoát vị làm hẹp ống sống hoặc thoát vị chèn ép vào tủy sống.

Những điểm ưu việt của phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo 2

-Và nên chống chỉ định những trường hợp sau:

+Mặc dù đây là phương pháp tiên tiến và hiện đại nhưng không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng được phương pháp này, bác sĩ nên xem xét liệu có nên áp dụng phương pháp này đối với những bệnh nhân sau hay không:

+Trẻ nhỏ hay phụ nữ đang mang thai

+Người già ngoài 70 tuổi thì cũng khó áp dụng phương pháp này được vì khó hồi phục sau phẫu thuật.

+Những người có máu khó đông hay bị bệnh tim mạch thì cũng không nên thay đĩa đệm

+Nhóm bệnh nhân bị hẹp ống sống cổ, thoái hóa cột sống cổ nặng…

  1. Chi phí phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo hết bao nhiêu tiền?

Ngày xưa đĩa đệm nhân tạo chữa hề có ở Việt Nam mà phải đặt mua ở bên nước ngoài có giá 3600 USD ( khoảng gần 80 triệu đồng ), đối với nhiều bệnh nhân thì số tiền này khá là lớn không phải ai cũng có khả năng chi trả, đó mới chỉ là tính chi phí đĩa đệm nhân tạo, chưa hề tính tiền công phẫu thuật, phí nhập viện, các loại phụ phí khác. Hiện nay giá đĩa đệm cổ nhân tạo đã rẻ hơn so với trước khoảng 600-1100 USD ( nghĩa là còn khoảng 55 triệu đến 66 triệu đồng), nếu như so sánh chi phí này với các nước cùng khu vực Đông Nam Á như Singapore, Thái Lan hay Hàn Quốc thì mức giá này được coi là khá rẻ. Đó là chi phí đĩa đệm. Còn chi phí phẫu thuật thì nó sẽ phụ thuộc vào vùng tổn thương đĩa đệm nhiều tầng hay chỉ một tầng, mức độ nghiêm trọng mà người bệnh đang mắc phải, chi phí phụ phát sinh trong quá trình phẫu thuật, nơi người bệnh tiến hành làm phẫu thuật….Tuy nhiên chi phí chênh lệch không quá nhiều, rơi vào khoảng 20-30 triệu. Còn đối với mổ nội soi thì tính riêng tiền nẹp vít khoảng 30-35 triệu đồng, phụ phí khác khoảng 10-15 triệu đồng, tổng cộng khoảng 40-50 triệu đồng.

Trên đây là những mức giá chúng tôi đưa ra để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân tham khảo, tốt nhất bệnh nhân nên đến các bệnh viện lớn để biết chính xác chi phí phẫu thuật thay đĩa đệm cổ nhân tạo là bao nhiêu.