Bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống thường hay gặp ở những đối tượng là nhân viên văn phòng. Chính bởi tính chất của công việc là phải ngồi làm việc lâu với máy tính hoặc ngồi sai tư thế. Các thói quen này khiến cho cột sống bị sai lệch và gây tổn thương vùng thần kinh cột sống, hệ thống xương, cơ. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu khi để bệnh lâu dài.

Phương pháp kết hợp điều trị thần kinh cột sống chữa bệnh thoát vị đĩa đệm, cột sống như thế nào?

Với những bênh nhân bị đau cột sống thường sẽ được tư vấn cho uống thuốc giảm đau hoặc cho phẫu thuật. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Học viện Kennedy (Mỹ) thì việc hạn chế phẫu thuật sẽ tốt hơn. Hệ thần kinh nơi cột sống có cấu tạo phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng vận động của toàn cơ thể. Phương pháp điều trị kết hợp này giúp chữa lành tận gốc và ngăn ngừa cơn đau mà không cần phải dùng đến thuốc hoặc phẫu thuật.

 Phương pháp thần kinh cột sống điều trị tận gốc thoát vị đĩa đệm 1

Sử dụng phương pháp này, bệnh nhân sẽ được dùng máy kéo giảm áp DTS để giúp điều chỉnh lại các đốt sống trật khớp về đúng vị trí cũ, giảm được áp lực lên các đĩa đệm. Cùng với đó, tia laser với cường độ cao giúp kích thích các mô lành trong vùng bị viêm rễ thần kinh và kích thích các mô bị tổn thương nhanh lành hơn. Dùng  máy ARM để giúp cho  bệnh nhân phục hồi các cơ bị xơ cứng (tác nhân gây đau và thoái hóa). Sau khoảng 5 lần điều trị thì sức khỏe của bệnh nhân được cải thiện tới 40%.

Các yếu tố giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng, hạn chế các cơn đau quay trở lại

Việc chẩn đoán đúng nguyên nhân cũng như cơn đau là yếu tố quan trọng để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với sức khỏe của từng bệnh nhân. Nếu bị đau do cột sống lệch thì người bệnh cần phải điều chỉnh lại cột sống trở lại như bình thường. Khi bị đau do thoát vị đĩa đệm thì nên phục hồi chức năng đĩa đệm trước và sau đó là hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các bài tập về thể dục nhẹ nhàng và các phương pháp vật lý trị liệu.

Các bác sĩ chuyên khoa xương luôn ưu tiên cho các phương pháp kích thích cơ thể để tự chữa lành, phục hồi chức năng của các cơ quan một cách tổng thể. Bên cạnh việc nghiên cứu hồ sơ bệnh án, xem xét phim chụp để có thể biết được vị trí bị tổn thương thì bác sĩ còn tìm hiểu thói quen của các bệnh nhân để từ đó hướng dẫn các sinh hoạt lành mạnh, không gây thương tổn cho cột sống. Đây là một nhân tố tích cực giúp duy trì tốt nhất hiệu quả điều trị.