Không giống với một số bệnh thoái hóa khớp khác, thoái hóa khớp thái dương hàm lại khiến cho hoạt động giao tiếp và ăn uống gặp nhiều khó khăn. Vậy đâu là tác nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị bệnh?

Tác nhân nào gây bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm?

Bệnh thoái hóa khớp thái dương hàm hay còn được gọi là loạn năng khớp thái dương hàm, viêm khớp thái dương hàm do nhiều tác nhân gây bệnh khác nhau. Ví dụ như: viêm khớp dạng thấp, nhiễm khuẩn, thoái hóa khớp…. Trong đó, tập trung chủ yếu là các chấn thương, va đập mạnh gây thoái hóa khớp.

Ngoài ra, bệnh còn có thể do đĩa khớp bị trật hoặc những ảnh hưởng, di chứng sau khi nhổ răng, đặc biệt là nhổ răng số 7 và số 8. Trong trường hợp răng bị mọc lệch hoặc răng mọc chen chúc với nhau làm khớp cắn bị lệch cũng có thể dẫn tới bệnh.

Tổng quan thoái hóa khớp thái dương hàm 1

Đâu là triệu chứng thoái hóa khớp thái dương hàm?

Thoái hóa khớp thái dương hàm ở giai đoạn khởi phát thường có những triệu chứng không rõ ràng và có thể nhầm lẫn với một số bệnh khác. Do vậy, ngay khi nghi ngờ về bệnh bạn cần theo dõi, thăm khám chữa trị kịp thời để hạn chế tình trạng thoái hóa/viêm khớp thái dương hàm mãn tính. Sau đây sẽ là một số triệu chứng đặc trưng nhận biết bệnh:

Đau khớp một bên, thậm chí hai bên mặt. Người bệnh thường thấy đau nhẹ sau đó tự khỏi. Tuy nhiên, ở mức độ nặng cơn đau sẽ tái phát liên tục đặc biệt khi nhai và hàm dưới có cử động hạn chế.

Đau trước tai, khi há và ngậm miệng sẽ thấy tiếng kêu ở khớp. Người bệnh thường không há miệng to, há ngậm miệng bị lệch sang một bên và mỏi hàm.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có triệu chứng: đau đầu, mỏi cổ, tai và chóng mặt. Đây là một bệnh lý mà các chức năng của hàm không thể thực hiện bình thường. Do cơ nhai, khớp hàm bị đau và khó chịu. Cơ mặt bị mỏi và bên khớp thái dương hàm bị sưng, đau do các cơ nhai hoạt động nhiều dẫn tới tình trạng cơ nhai bị phì đại.

Điều trị thoái hóa khớp thái dương hàm bằng phương pháp nào?

Tổng quan thoái hóa khớp thái dương hàm 2

Điều trị triệu chứng thoái hóa khớp thái dương hàm bằng nhiều phương pháp kết hợp với nhau. Bệnh có thể khỏi dứt điểm khi áp dụng một số biện pháp nội khoa như sau:

Dùng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm.

Sử dụng biện pháp vật lý trị liệu, ví dụ như: xoa bóp, chiếu hồng ngoại và chườm nóng….

Đối với những bệnh nhân có thói quen nghiến răng sẽ áp dụng biện pháp mang máng nhai.

Đối với trường hợp nặng và chữa trị nội khoa không mang lại kết quả tích cực sẽ chuyển qua phương pháp khác theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Thoái hóa khớp thái dương hàm hoàn toàn phòng tránh được, hạn chế nguy hiểm do bệnh gây ra bằng một số biện pháp khoa học.