Thoát vị đĩa đệm là bệnh phổ biến hiện nay, xảy ra khi đĩa đệm bị lệch ra khỏi bên trong đốt sống, chèn vào các rễ thần kinh gây đau. Nó bao gồm 2 dạng là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và cột sống cổ, làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhận sẽ cảm thấy rất đau đớn khi ho, mang vác vật nặng hay cúi xuống lấy vật dụng nào đó. Các cơn đau sẽ từ vùng cổ và vai gáy lan xuống tay, rồi rất đau ngực. Để chữa trị thoát vị đĩa đệm thì có rất nhiều phương pháp như vật lý trị liệu, dùng thuốc hay phẫu thuật...Tùy vào trường hợp của người bệnh mà các phương pháp trên có ưu nhược điểm riêng nhưng đa số là rất mất thời gian. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến bạn phương pháp khá mới hiện nay để chữa bệnh thoát vị đĩa đệm là cấy chỉ. Nó phương pháp xâm lấn có giới hạn, giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động, giảm đau, chữa được thoát vị đĩa đệm mà không cần đến phẫu thuật.

1. Phương pháp cấy chỉ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống là như thế nào ?

Chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống bằng phương pháp cấy chỉ, hay còn gọi là vùi chỉ, chôn chỉ, nhu châm…Đây là một phương pháp điều trị khác hiệu quả mà không cần phẫu thuật đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Nó là phương pháp tác động vào huyệt vị với tác dụng giảm áp lực khu thoát vị, chống viêm, cân bằng quá trình tạo- hủy xương, giải phóng chèn ép rễ thần kinh và giảm đau cho người bệnh trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và thắt lưng.

Chỉ được sử dụng để cấy là chỉ catgut chromic. Nó là loại chỉ có khả năng tự tiêu trong vòng 2 tuần. Tùy vào tình trạng của người bệnh mà họ sẽ phải trải qua 3 liệu trình điều trị hoặc nhiều hơn. Mỗi liệu trình sẽ cấy cách nhau khoảng 2 tuần, một lần cấy trung bình từ 10-15 huyệt, một liệu trình sẽ cấy từ 3-6 lần Như vậy sẽ rút ngắn thời gian điều trị rất nhiều cho người bệnh.

2. Cấy chỉ như sau:

-Dùng chỉ tiêu đưa vào các huyệt

-Thứ tự huyệt: Tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân và vị trí huyệt mà cấy. Huyệt cấy cũng giống như huyệt châm cứu vậy.

-Nếu chưa có sự chèn ép vào mạch máu và thần kinh: cấy vào các huyệt giáp tích L4-5, thận du, giáp tích L5-S1, Đại trường du. Mục đích để tăng cường nuôi dưỡng vùng cột sống thắt lưng và giảm đau.

-Còn nếu đã chèn vào dây thần kinh thì cấy vào các huyệt trên.

-Chèn ép vào bàn chân, sau đùi – cẳng chân: thêm các huyệt: Ân môn, Trật biên, Côn lôn, Thừa phù, Thừa sơn.

-Chèn ép vào mặt trước ngoài chân thì thêm các huyệt: Dương lăng tuyền, hoàn khiêu, tuyệt cốt, phong thị, quang minh.

Giới thiệu phương pháp cấy chỉ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống 1

3. Ưu điểm của phương pháp cấy chỉ chữa bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống:

-Có tác dụng tăng cao hydratcarbon và protein ở cơ, tăng cường đồng hóa, giảm sự phân giải acid ở cơ và nồng độ acid lactic, giảm dị hóa. Do đó phương pháp cấy chỉ catgut làm lưu thông máu trong lòng mạch ở các chi thể, tăng chuyển hóa và dinh dưỡng ở cơ, tăng sức đề kháng của cơ thể, làm tăng sinh lưới mao mạch, kích thích miễn dịch.

-Thời gian điều trị ngắn, không tốn kém chi phí như phẫu thuật, không để lại di chứng về sau, không gây đau đớn cho người bệnh. Giúp cho người bệnh nhanh phục hồi chức năng vận động và giảm đau.

-Không để lại tác dụng phụ như tổn hại thận, gan. Tỷ lệ tái phát của người bệnh điều trị bằng phương pháp này cũng rất thấp, nếu có thì cũng xảy ra ở những trường hợp bệnh nhân bị sang chấn trong quá trình vận động hàng ngày hay tuổi tác cao nên bị thoái hóa xương khớp.

-Phương pháp cấy chỉ này không chỉ chữa được bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống mà còn chữa được các bệnh tiểu đường, mỡ máu, cao huyết áp…

-Có thể áp dụng được với nhiều đối tượng khác nhau, đặc biệt là với những người cao tuổi và những người sợ mổ. Kể cả những người tiểu tiện không tự chủ hay bị teo cơ đều có thể tiến hành được như thường.

4. Chỉ định với bệnh nhân dùng phương pháp cấy chỉ:

-Thoái hóa cột sống thắt lưng đơn thuần

-Tất cả trường hợp thoái vị cột sống thắt lưng có chỉ định điều trị nội khoa ( ngoại trừ trường hợp phải điều trị ngoại khoa ).

-Đau thần kinh tọa ( có chèn ép rễ thần kinh ).

5. Lưu ý một số trường hợp sau không được cấy chỉ:

-Bệnh nhân có huyết áp dao động

-Phụ nữ có thai

-Bệnh nhân đái tháo đường, đường huyết còn cao >140mg/dL hoặc chưa ổn định.

-Người bệnh có dị ứng tiền căn với chỉ tiêu.

Cấy chỉ vào huyệt được coi là một cuộc cách mạng trong phương pháp châm cứu, nhiều người ưa thích vì không gây đau đớn, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Trong quá trình cấy chỉ thì người bệnh cần ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra người bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cũng nên tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên để tăng cường sự dẻo dai và chắc khỏe của cơ bắp. Người bệnh cũng nên tránh vận động mạnh để tránh tối đa các thương tổn, bảo vệ cột sống tốt hơn.