Đã bao giờ bạn gặp phải những người thường xuyên đung đưa chân liên tục hay nằm cạnh bạn mà làm ồn ào liên tục? Sẽ có nhiều người sẽ suy nghĩ rằng họ bất lịch sự nhưng thực tế có thể họ đang gặp phải hội chứng chân không nghỉ. Hội chứng này có thể xảy ra ở bất cứ giới tính hay độ tuổi nào và nó tác động xấu đến cuộc sống cá nhân của người bệnh. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh này và làm thế nào để chẩn đoán chính xác bệnh này, mời các bạn theo dõi:

  1. Hội chứng chân không nghỉ là gì

Hội chứng chân không nghỉ ( hay còn có tên gọi khác là Restless Legs Syndrome, viết tắt là RLS ) là tình trạng rối loạn thần kinh làm cho người bệnh có những biểu hiện như chân tay đau mỏi, đau nhức và vô cùng khó chịu mỗi khi cử động chân hoặc tay. Các cơ bị co kéo như bị chuột rút vậy. Nó cũng biểu hiện rõ khi người bệnh ngủ nên làm rối loạn giấc ngủ của người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ, đặc biệt là những người lớn tuổi.

Hội chứng chân không nghỉ là gì và cách chẩn đoán như thế nào 1

  1. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng chân không nghỉ

Hiện nay người ta vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhưng 1 số yếu tố sau có thể gây ra bệnh:

-Do người bệnh uống nhiều thuốc như thuốc chống rối loạn thần kinh, thuốc chống nôn…và có thể bị 1 số bệnh như tiểu đường, suy thận, các bệnh thần kinh ngoại vi sẽ có tỷ lệ cao mắc hội chứng chân không nghỉ.

-Mất cân bằng dopamin ở não: Dopamin có tác dụng dẫn truyền để kiểm soát các cử động ở cơ. Những rối loạn truyền dẫn truyền ở vòng nối các hạch nền ở não sử dụng dopamin làm chất dẫn truyền khiến cho mất kiểm soát các vận động của cơ thể, chân tay bị tê nhức, hội chứng chân không nghỉ.

-Yếu tố di truyền: Ngoài ra do 5 nhiễm sắc thể chứa gen liên quan đến hội chứng chân không nghỉ cũng có thể làm cho những người ngoài 45 tuổi nhưng thuộc cùng gia đình với người bị bệnh có tỷ lệ mắc bệnh này.

-Phụ nữ mang thai 3 tháng may mắn hơn một chút là sau khi sinh khoảng 1 tháng là có thể khỏi bệnh.

-Những người hay bị thiếu ngủ do phải làm việc vào ban đêm hay nam giới uống quá nhiều rượu cũng nên cẩn thận với bệnh này.

-Người bệnh quá mệt mỏi trong cuộc sống cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh này.

-Những người đã từng chảy máu ruột hoặc dạ dày hay phụ nữ ra nhiều kinh nguyệt sẽ dẫn đến thiếu sắt cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

  1. Triệu chứng của hội chứng chân không nghỉ:

Thông thường khi được khám người bệnh sẽ rất khó mô tả chính xác triệu chứng mà mình gặp phải, chỉ có thể mô tả qua loa như bị kích thích, đau âm ỉ, đau, ngứa rát ở tay hoặc chân. Nhưng vào từng trường hợp cụ thể thì các biểu hiện này sẽ như sau:

-Các triệu chứng vào buổi tối thì biểu hiện rõ ràng hơn ban ngày

-Khi người bệnh ngồi lâu hoặc nằm ở những khu vực công cộng như máy bay, xe ô tô hay rạp chiếu phim ( nói chung là trạng thái không hoạt động ) thì những triệu chứng này biểu hiện rõ nét.

-Kể cả khi người bệnh phải làm việc qua đêm và thức đến sáng hôm sau nhưng người bệnh hội chứng chân không nghỉ vẫn không có cảm giác buồn ngủ vào sáng hôm sau.

-Khi vận động hoặc ngồi dậy thì có thể loại bỏ được những triệu chứng khó chịu do hội chứng chân không nghỉ gây ra. Có nhiều kiểu vận động như: lắc nhẹ chân đung đưa sang 2 bên, căng duỗi chân trên sàn nhà, đi bộ hoặc nằm ra sàn nhà thực hiện động tác đạp chân vào không trung như đang đạp xe đạp vậy.

-Người bệnh thường xuyên cử động chân, rung giật cơ vào ban đêm, việc cử động thế này ảnh hưởng không nhỏ đến cả bạn và người nằm chung giường rất bất tiện.

  1. Chẩn đoán hội chứng chân không nghỉ

Những triệu chứng về bệnh như căng thẳng, nóng nảy, bị chuột rút hay mất ngủ sẽ rất dễ khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm. Bản thân chính người bệnh nhiều khi cũng chủ quan khi mắc phải triệu chứng này vì nó không có gì là ghê gớm cả.

Nếu như thấy mình có một trong những triệu chứng như trên người bệnh nên gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán kịp thời. Hiện tại chưa có phương pháp nào để chẩn đoán một cách chính xác hội chứng chân không nghỉ này cả. Không cần phải tiến hành làm xét nghiệm cơ, máu hay thần kinh để chẩn đoán xác định.

Dưới đây có thể là 1 vài câu hỏi bác sĩ sẽ hỏi bạn:

-Khi bị mất ngủ hoặc lúc đi ngủ bạn có cảm thấy khó chịu hay không?

-Có cảm giác kiến bò ở chân, khó chịu khiến bạn chỉ muốn vận động tay chân không ngừng hay không?

-Có ai trong gia đình của bạn cũng có biểu hiện tương tự như bạn không ( chỉ muốn vận động không ngừng nghỉ )

-Khi cử động tay chân bạn có cảm giác như thế nào? Mô tả cụ thể nhất.

-Khi ngủ thì chân tay của bạn có bị giật giật hay không?

-Sau khi ngủ hoặc ngồi bạn có cảm giác này hay không?

Những câu hỏi trên sẽ giúp bác sĩ cân nhắc xem liệu có nên tiến hành làm xét nghiệm để loại bỏ nghi vấn những bệnh có triệu chứng na ná giống với hội chứng chân không nghỉ hay không.

Sau khi kiểm tra xong thì người bệnh sẽ được chuyển đến chuyên khoa về giấc ngủ để những bác sĩ có chuyên môn sâu có thể kiểm tra và đánh giá kỹ lưỡng. Người bệnh sẽ phải ngủ 1 qua đêm ở phòng lưu bệnh nhân để các bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm tra và đánh giá chứng co giật chân một cách chính xác.