Bệnh thoát vị đĩa đệm không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể và cuộc sống của nhiều người. Đây được cho là căn bệnh phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về các giai đoạn của bệnh thoát vị đĩa đệm. Bài viết dưới đây sẽ nói rõ hơn cho bạn hiểu về 4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm mà bạn thường gặp.

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm giữa hai đốt sống thoát ra bên ngoài gây chèn ép vào các rễ thần kinh hay vào ống sống, hay có thể hiểu là đĩa đệm lồi ra khỏi lớp bao nhân nhầy ở giữa các đốt sống tạo nên những cơn đau nhức mà người bệnh phải chịu đựng. Thoát vị có thể xảy ra bất kỳ ở đoạn nào trên cột sống, vị trí thường gặp nhất đó là ở lưng và cổ.

4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm 1

4 giai đoạn thoát vị đĩa đệm cần hiểu rõ.

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu.

Đây là giai đoạn sớm của bệnh thoát vị đĩa đệm, khi bệnh mới chỉ bắt đầu phát triển.Ở giai đoạn này, đĩa đệm cột sống có hiện tượng bị biến dạng, tuy nhiên bao xơ và vòng sụn đĩa đệm vẫn chưa bị rách.Người bệnh có cảm giác đau nhức, tê chân nhưng không rõ nguyên nhân do đâu nên thường ít phát hiện được bệnh thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn này.

  • Giai đoạn 2: Giai đoạn phình đĩa đệm.

Ở giai đoạn tiếp theo, bao xơ và vòng sụn của đĩa đệm đã trở nên suy yếu. Nhân nhầy bên trong muốn thoát ra bên ngoài khiến đĩa đệm bắt đầu phình to lên. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy cảm giác đau lưng cục bộ, đôi cảm thấy tê chân do rễ thần kinh bị kích thích.

4 giai đoạn của thoát vị đĩa đệm 2

  • Giai đoạn 3: Giai đoạn thoát vị.

Đến giai đoạn này bệnh đã trở nặng, lúc này đĩa đệm đã suy yếu, bao xơ và các vòng sợi bị đứt rách toàn bộ. Các nhân nhầy và các tổ chức khác bên trong đĩa đệm thoát ra khỏi đốt sống và chui vào tủy sống hoặc gây chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh. Khi ở giai đoạn này người bệnh cảm thấy xuất hiện những cơn đau nhiều hơn, chúng khiến người bệnh mệt mỏi cơ thể và tinh thần, vận động trở nên khó khăn.

  • Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối.

Đến giai đoạn cuối của bệnh, vòng sụn và bao xơ bị xơ hóa, phá vỡ hoàn toàn dẫn đến xẹp đốt sống, hẹp ống sống… Đồng thời, nhân nhầy thoát ra ngoài và chèn ép lên rễ thần kinh trong thời gian dài gây ra những cơn đau mãn tính, dai dẳng, đau nhiều hơn khi đi đứng hay ngồi trong thời gian lâu. Trong 4 giai đoạn, giai đoạn cuối là giai đoạn nguy hiểm nhất, nhiều trường hợp nặng gây teo cơ, liệt cơ dẫn đến bại liệt, mất đi khả năng vận động khiến người bệnh có thể bị tàn phế. Ở giai đoạn này, việc điều trị dứt điểm là rất khó khăn.

Qua bài viết trên, hy vọng bạn hiểu rõ hơn về 4 giai đoạn bệnh thoát vị đĩa đệm để từ đó có thể phát hiện ra bệnh tình của mình đang ở giai đoạn nào và lựa chọn phương pháp điều trị sao cho phù hợp. Bên cạnh đó bạn nên chú ý quan tâm sức khỏe của bản thân và xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, ngồi làm việc đúng tư thế để phòng ngừa bệnh được hiệu quả hơn.