Tiền mổ thoát vị đĩa đệm phụ thuộc nhiều vào mức độ mắc bệnh, phương pháp chọn mổ. Vậy, mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền? Tiết lộ ngay trong bài viết. Phẫu thuật là phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm được các bác sĩ chỉ định cho người bệnh khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Thông thường, chi phí phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào việc người bệnh bị thoát vị đĩa đệm một tầng hay hai tầng, mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như phương pháp lựa chọn khi mổ. Trong thời gian gần đây, điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bên cạnh phương pháp truyền thống là mổ hở thì đã có những tiến bộ vượt trội nhờ vào sự phát triển của các công nghệ hiện đại. Bởi thế, các dụng cụ mổ cho từng phương pháp được đổi mới hơn như: vật liệu thay thế đĩa đệm; sóng cao tần; kính vi phẫu; dụng cụ mổ nội soi… Những phương pháp phẫu thuật theo xu hướng ngày càng ít bị xâm hại hơn. Vậy, mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền sẽ được tiết lộ ngay trong bài viết dưới đây:

Phương pháp mổ mở kinh điển, truyền thống

Phương pháp này đã có từ lâu đời và hiện nay càng được hoàn thiện. Tuy nhiên, vẫn còn được coi là phương pháp chuẩn, ít tốn kém hơn nhiều so với các phương pháp hiện đại xuất hiện trong thời gian gần đây. Mục đích của phẫu thuật chính là giúp tiếp cận trực tiếp với vị trí tổn thương để có thể lấy được phần nhân bị thoát vị.

Tiết lộ mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền, mổ bằng phương pháp nào? 1

Phẫu thuật mở là phương pháp được áp dụng nhiều trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Tuy nhiên, phương pháp này có một số điểm hạn chế như: đường mổ dài; mở cung sau nhiều; sẹo xơ gây dính với các tổ chức thần kinh sau mổ nhiều, thời gian nghỉ ngơi nhiều. Nhưng đây lại là loại phẫu thuật có chi phí thấp nhất so với các loại hình mổ khác.

Phương pháp mổ vi phẫu

Phương pháp vi phẫu hỗ trợ việc lấy bỏ đĩa rộng rãi, giúp giải ép rễ hiệu quả và giảm tỷ lệ tái phát ở bệnh nhân sau mổ,  đảm bảo được tính thẩm mỹ của vết mổ cũng như giảm được lượng máu mất so với những bệnh nhân lựa chọn phương pháp mổ mở thông thường.

Phương pháp phẫu thuật nội soi

Đây là phương pháp có nhiều ưu điểm nhất: nằm viện ít ngày; phương pháp mổ rất an toàn; bệnh nhân bị đau ít; bảo vệ được các thành phần phía sau cảu cột sống. Tuy nhiên, loại phẫu thuật này chỉ nên thực hiện với các trường hợp bị thoát vị thể lỗ liên hợp; thể trung tâm lệch bên; không bị hẹp ống sống kèm theo và không  mất vững cột sống. Phương pháp này chống chỉ định trong các trường hợp bị thoát vị quá to gây chèn ép đuôi ngựa và thoát vị thể trung tâm gây hẹp ống sống và mất vững cột sống.

Mổ thoát vị đĩa đệm hết bao nhiêu tiền? Với các trường hợp bị thoát vị đĩa đệm đơn thuần thì chi phí phẫu thuật vào khoảng 15 – 18 triệu đồng. Mổ nội soi sẽ có chi phí đắt hơn vào khoảng 40 triệu đồng. Khi bị thoát vị đĩa đệm xảy ra ở nhiều vị trí hoặc thoát vị kèm theo hẹp ống sống thì bên cạnh việc môt lấy nhân thoát ra ngoài sẽ phải mở cung sau để ép ống sống cũng như đặt nẹp giúp cố định lại cột sống. Chi phí cho việc nẹp cột sống khoảng từ 30 – 32 triệu, chi phí cho mổ khoảng 10 – 12 triệu đồng.

Lưu ý trước khi quyết định mổ thoát vị đĩa đệm

Khi bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần nắm vững các thông tin liên quan tới việc có nên mổ thoát vị đĩa đệm một cách triệt để nhất hay không. Nếu được bác sĩ khuyên nên thực hiện phẫu thuật thì người bệnh nên tìm hiểu kỹ các phương pháp cũng như các vấn đề liên quan đến mổ để có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất.

Số đông bệnh nhân sẽ cảm thấy tốt hơn sau khoảng vài tháng điều trị theo phương pháp bảo tồn như: nghỉ ngơi, dùng thuốc, vật lý trị liệu, tập phục hồi chức năng…

Phẫu thuật là một phương pháp tốt khi người bệnh bị đau thần kinh tọa ở mức độ nặng và cảm giác tê hoặc yếu ở phần hông và chân không cải thiện được nếu không được phẫu thuật.

Có nên tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm không? Một số lưu ý cần biết 1

Bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau từ trung bình tới nặng mà không có dấu hiệu cải thiện trong vài tháng thì nên phẫu thuật chữa bệnh để cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, qua thời gian thì khả năng của họ trong việc thực hiện các hoạt động hàng ngày là gần như nhau cho dù có lựa chọn phẫu thuật hay không.

Phẫu thuật cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thường không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, có một nguy cơ nhỏ gây tổn hại tới dây thần kinh hoặc cột sống khi phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật thường dùng hiện nay

+ Phẫu thuật mổ mở: Đây là loại mổ kinh điển và được thực hiện bằng cách mở rộng bản sống, cắt bỏ dây chằng vàng với đường rạch trên da từ 4 – 6 cm. Nhược điểm của phương pháp này chính là sự tàn phá của mô mềm nhiều.

+ Phẫu thuật Mini – COD: Phương pháp này sẽ lấy nhân bị thoát vị thông qua một đường mổ nhỏ ở lối sau. Giúp loại bỏ phẩn thoát vị bị ép vào rễ thần kinh hoặc tủy sống. Đây là loại phẫu thuật thích hợp với các bệnh nhân vẫn bị đau trong quá trình điều trị bảo tồn nhưng không hiệu quả. Phương pháp này bác sĩ chỉ rạch một đường nhỏ để lấy khối thoát vị ra nên ít gây tổn thương cho các mô xung quanh.

+ Cắt đĩa vi phẫu qua ống banh nội soi: Được thực hiện khi dùng một ống banh với đường kính 2 cm và qua một đường rạch da phía sau, từ đó lấy nhân thoát vị ra ngoài, giải thoát ép rễ thần kinh. Loại phẫu thuật này được thực hiện tốt nhất ở tầng L5/S1. Với các tầng lên cao sẽ khiến cho cửa sổ bản sống càng  nhỏ nên càng khó thực hiện và giúp cắt bỏ xương bản sống nhiều hơn.

+ Phương pháp nội soi: Với dụng cụ nhỏ gọn, thao tác dễ dàng nên có thể lấy được nhân thoát vị qua một đường rạch nhỏ, duy nhất. Thiết bị này giúp bảo tồn được mô mềm, cấu trúc giữ vững cho cột sống. Loại phẫu thuật này được quan sát trên màn hình và được ghi lại qua hệ thống kính, đèn nội soi trong môi trường nước rửa, tưới liên tục.

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, các bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ ăn kiêng và luyện tập hợp lý để phục hồi sức khỏe một cách nhanh chóng.

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Lời khuyên từ chuyên gia

Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thường gặp hiện nay và là một trong những bệnh về cột sống gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho người bệnh, làm giảm hiệu quả công việc, chất lượng cuộc sống và tổn hại đến sức khỏe.

Một trong những phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiện nay được nhiều người áp dụng đó chính là phẫu thuật. Rất nhiều trường hợp áp dụng mổ thoát vị đĩa đệm đã thành công và trở lại hoạt động trong cuộc sống tốt nhất, nhưng cũng có một số trường hợp việc phẫu thuật để lại nhiều di chứng bởi vậy mổ thoát vị đĩa đệm không phải ai cũng có thể thực hiện và lúc nào cũng có thể thực hiện.

Có nên mổ thoát vị đĩa đệm không? Lời khuyên từ chuyên gia 1

Theo đánh giá và lời khuyên từ các chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đối với trường hợp người bệnh bị bệnh thoát vị đĩa đệm ở mức độ nhẹ thì không nên thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm. Trường hợp này, người bệnh chỉ cần đi khám để biết rõ tình trạng bệnh đồng thời có thể kết hợp việc điều trị bằng cách nghỉ ngơi hợp lý, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, uống thuốc hoặc các bài thuốc dân gian, đông y, thuốc nam,…sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị cao, mà không cần tốn kém cho chi phí mổ, đặc biệt là an toàn cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu trường hợp thoát vị đĩa đệm không được chữa sớm, bệnh phát triển nặng ở giai đoạn toàn phát hoặc việc điều trị thoát vị đĩa đệm theo các phương pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả thì phương pháp phẫu thuật để điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm là phương án cần được thực hiện để phòng tránh bị những di chứng bệnh gây ra.

Đặc biệt, việc phẫu thuật là rất quan trọng và cần sự chuyên nghiệp tối ưu do vậy người bệnh cần đi khám và lựa chọn đơn vị y tế uy tín, kinh nghiệm để đảm bảo ca mổ thoát vị đĩa đệm thành công, tránh những điều không mong muốn. Bên cạnh đó, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm người bệnh cần phải có một chế độ chăm sóc sức khỏe đặc biệt nhất, chú ý những hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ để đảm bảo bệnh không tái phát và phòng tránh được những di chứng mà thoát vị đĩa đệm có thể gây ra.

Kết luận, mổ thoát vị đĩa đệm là một phương pháp rất tốt, giúp loại bỏ được sự chèn ép rễ thần kinh ở đĩa đệm và giúp người bệnh sức khỏe tốt, có thể trở lại cuộc sống bình thường nhưng việc xác định phương pháp phẫu thuật để trị thoát vị đĩa đệm hay không thì nên theo tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo sức khỏe và quá trình điều trị tốt nhất.

Những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết

Phẫu thuật được xem là phương pháp cuối cùng trong việc điều trị thoát vị đĩa đệm. Phương pháp này thường áp dụng với những trường hợp bệnh đã quá nặng hoặc điều trị bằng phương pháp bảo tồn không có hiệu quả. Mổ thoát vị đĩa đệm thường để những biến chứng sau mổ vì vậy người bệnh nên cân nhắc trước khi mổ thoát vị đĩa đệm. Vậy biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới dây:

Thoát vị đĩa đệm sau mổ để lại biến chứng nhiễm trùng

Bất kỳ hoạt động phẫu thuật thoát vị đĩa đệm hay đau lưng nào cũng có nguy cơ xảy ra nhiễm trùng nếu như dụng cụ thực hiện trong quá trình phẫu thuật không được đảm bảo vệ sinh.Nhiễm trùng có thể xảy ra ở vùng da bị rạch, bên trong đĩa đệm hay trong ống cột sống xung quanh các dây thần kinh.Nếu bạn bị nhiễm trùng vết mổ bác sẽ sẽ chỉ định dùng kháng sinh để kháng viêm vài ngày là khỏi. Còn nếu nặng hơn là nhiễm trùng liên quan đến ống cột sống hoặc địa đệm thì bác sĩ sẽ dùng phương án hút mủ khá phức tạp hoặc kết hợp với điều trị với kháng sinh.

Những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết. 1

Thoát vị đĩa đệm sau mổ tái phát bệnh lại

Sau khi mổ thoát vị có khoảng 5-10% bệnh nhân bị tái phát và đa số bệnh tái phát lại ở phần đĩa đệm đã được phẫu thuật. Điều này có thể xảy ra trong tháng đầu tiên sau khi mổ hoặc bất cứ lúc nào.Như vậy, việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn.

Thoát vị đĩa đệm sau mổ để lại biến chứng đau dai dẳng

Các dây thần kinh bị tổn thương do áp lực của các địa đệm bị thoát vị thực tế có thể không hồi phục hoàn toàn.Hơn nữa, sau phẫu thuật để lại các mô sẹo xung quanh các dây thần kinh gây ra những cơn đau nhức kéo dài cho người bệnh, khiến cho người bệnh cảm thấy rất khó chịu.

Những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm mà bạn nên biết. 2

Thoát vị đĩa đệm sau mổ có thể dẫn đến thoát hóa cột sống

Bất kỳ thương tích đĩa đệm nào cũng có thể dẫn đến sự thoái hóa cột sống. Hơn nữa trên một vùng đĩa đệm đã bị tổn thương,thì đương nhiên sẽ không được như ban đầu và dễ bị thoái hóa cột sống hơn bình thường, nhất là cột sống lưng và cột sống cổ.

Như vậy,chúng tôi đã cung cấp một số thông tin giải đáp vấn đề biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm. Bên cạnh đó, người bệnh nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng hợp lý, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để có sức khỏe tốt phòng ngừa được bệnh.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Bệnh có tái phát sau mổ không?

Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến cho nhiều người lo lắng vì đây là căn bệnh nhiều người gặp và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của mọi người. Trong các phương pháp hiệu nay để điều trị bệnh này thì người ta có xu hướng tìm tới phẫu thuật. Vậy, thoát vị đĩa đệm có nên mổ không?

Không nên lựa chọn mổ thoát vị đĩa đệm khi bệnh ở mức độ nhẹ

Khi bị thoát vị đĩa đệm thì điều đầu tiên cần làm đó là đến các phòng khám chuyên khoa, bác sĩ có chuyên môn để xác định xem mình đang ở giai đoạn nào. Từ đó sẽ có được phác đồ điều trị giúp mang lại hiệu quả cao nhất.

Khi bệnh được xác định ở mức độ nhẹ thì bạn nên điều trị bằng phương pháp bảo tồn; sử dụng thuốc và nghỉ ngơi cũng như tập các bài tập vật lý trị liệu… Những phương pháp này giúp khắc phục được tình trạng thoát vị đĩa đệm hiệu quả nếu bạn đi đúng hướng.

Thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Bệnh có tái phát sau mổ không? 2

Đối với các trường hợp nặng thì cần phải xem xét tới phương pháp điều trị bằng phẫu thuật. Đối với các trường hợp bị khối u chèn ép lên rễ thần kinh, tủy sống thì phẫu thuật là phương pháp duy nhất đem lại hiệu quả.

Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải bất cứ thoát vị đĩa đệm nào cũng đều bắt buộc phải mổ. Nếu được các bác sĩ chỉ định đúng và đem lại kết quả cao sẽ giúp thỏa mãn được mong đợi của người bệnh. Với trường hợp ngượ lại sẽ khiến cho kết quả điều trị thấp và đem lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi thế, người bệnh nên tới các bệnh viện có đội ngũ chuyên khoa y bác sĩ giỏi để bảo vệ hệ xương khớp hiệu quả, an toàn nhất mà không cần phải tiến hành mổ.

Các trường hợp nên mổ điều trị thoát vị đĩa đệm

Các trường hợp đã sử dụng các phương pháp bảo tồn thoát vị đĩa đệm nhưng không hiệu quả mà còn khiến bệnh trở nên nghiêm trọng thì bạn tốt nhất nên lựa chọn phương pháp phẫu thuật điều trị bệnh xương khớp. Tuy phương pháp này mọi người đều tránh vì lo sợ các biến chứng, và thực tế là nhiều người không muốn động dao kéo vào khu vực cột sống, thắt lưng. Nhưng khi so sánh các nguy cơ của bệnh và lợi ích thì với các ca vi phẫu, nội soi kéo dài thì không quá 60 phút vẫn là một lựa chọn tốt nhất khi điều trị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn nặng.

Bài viết trên đây đã trả lời cho câu hỏi, thoát vị đĩa đệm có nên mổ không? Để phẫu thuật thoát vị đĩa đệm thì tại các bệnh viện lớn hiện nay áp dụng mổ vi phẫu và mổ nội soi. Hai phương án này thuộc dạng phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và phổ biến nhất trên thế giới. Khi bệnh nhân có sức khỏe yếu, tuổi tác cao; bị các bệnh về tim mạch, tiểu đường, thoái hóa cột sống quá nặng thì không thể điều trị bệnh bằng phẫu thuật được vì sẽ rất dễ gặp các biến chứng khi gây mê và cả trong khi mổ.

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt sau khi mổ thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cho các bệnh nhân thoát vị đĩa đệm khi đã trong các trường hợp bị nặng, bị chèn ép dây thần kinh khiến cho bệnh nhân bị đau, nhức, khó chịu và bệnh nhân không đáp ứng được các phương pháp điều trị khác. Cột sống có chức năng rất quan trọng, sau khi được phẫu thuật trở nên rất yếu nên khi không chú ý có thể gây thoát vị lại hoặc trở thành thoát vị đa tầng. Bởi thế, các bệnh nhân sau khi mổ thoát vị đĩa đệm cần có chế độ  nghỉ ngơi, sinh hoạt cẩn thận.

  1. Chế độ nghỉ ngơi

Người bệnh khi mổ xong cần được nghỉ ngơi trên giường, không nên nằm võng hoặc đệm mềm vì sẽ làm biến dạng cột sống nơi thắt lưng. Thời gian đầu khi mới ra viện nên sử dụng nẹp cổ hoặc đai quấn lưng. Chú ý không nên nằm ngủ tại ghế sofa hoặc kê gối đầu quá cao, có thể sử dụng gối nhỏ dưới chân để giúp làm chùng dây thần kinh.

  1. Chế độ đi lại vận động

Trong 3 tháng đầu sau mổ, người bệnh nên nằm trên giường và tránh đi lại, vận động mạnh. Sau đó, người bệnh nên đi lại nhẹ nhàng trong nhà và cần chú ý không hoạt động mạnh, tránh thay đổi tư thế đột ngột, chú ý không với tay lấy đồ, nhấc vật nặng hoặc ưỡn người quá mức gây tổn thương đến cột sống.

  1. Chế độ sinh hoạt

Cần có ghế tựa lưng vuông góc với mặt ghế khi ngồi ăn cơm, xem tivi…Nên có người hỗ trợ khi lựa chọn tư thế đứng hoặc ngồi với phần tựa sau lưng vững chắc. Đặc biệt trong thời gian đầu sau phẫu thuật thì nên hạn chế quan hệ tình dục, nên chia sẻ với bạn đời để có lựa chọn những tư thế ít ảnh hưởng nhất đến cột sống.

Chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt sau khi mổ thoát vị đĩa đệm 1

  1. Chế độ dinh dưỡng, ăn uống

Thời gian đầu nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa, bổ sung đầy đủ dưỡng chất dinh dưỡng để giúp cơ thể nhanh phục hồi. Không nên cho bệnh nhân ăn quá nhiều món ăn dầu mỡ, chiên rán vì sẽ khiến bệnh nhân khó tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa. Khi bệnh nhân đã ổn định thì có thể bổ sung thêm  nhiều món ăn giàu canxi và các chất bổ giúp cột sống được oonr định hơn. Có thể sử dụng thêm các loại sữa hoặc sản phẩm chứa nhiều Canxi và Glucosamin hỗ trợ cho các khớp hoạt động tốt hơn.

  1. Chơi các môn thể thao nhẹ nhàng

Khi bệnh nhân ổn định, có thể chơi một số môn thể thao nhẹ nhàng như: bơi, đi bộ, tập dưỡng sinh… Vì thời gian đầu cột sống chưa ổn định nên không nên tham gia các hoạt động mạnh như: đá bóng, bóng chuyền…

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần hết sức chú ý để giúp cho cột sống hồi phục, ổn định hơn. Bên cạnh đó là cần có sự kết hợp và giúp sức của người dân giúp cho người bệnh thích nghi trở lại với các hoạt động trong cuộc sống. Cùng với đó, bệnh nhân nên phòng trừ các nguyên nhân khiến bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát.

Ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm? Những kiến thức dinh dưỡng cần nắm rõ

Người bệnh sau khi trải qua một cuộc phẫu thuật về cột sống nên có một chế độ ăn kiêng tốt để mau chóng hồi phục. Vậy nên ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm? Tìm hiểu chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ngay trong bài viết dưới đây.

  1. Các loại thực phẩm giàu chất xơ

Bệnh nhân là phụ nữ nên cố gắng ăn mỗi ngày từ 21 – 25 gram chất xơ. Còn đối với nam giới vào khoảng 30 – 38 gram/ ngày. Một số thực phẩm chứa từ 3 -8 gram chất xơ trong khẩu phần ăn bao gồm: bông cải xanh, bí ngô, đậu xanh, đậu đen, mì ống, khoai tây, cà rốt, rau diếp cá, các loại hoa quả…

Người bệnh nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, không nên chỉ dồn vào 2 bữa để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình tiêu hóa. Nên uống nhiều nước và hạn chế thức ăn dễ gây táo bón như: pho mát; thịt; thực phẩm ăn nhanh, chế biến sẵn…

  1. Đồ ngọt: Socola đen và kem

Nếu bạn là tín đồ ăn đồ ngọt thì có thể thử socola đen và kem. Loại đồ ngọt này giúp kích thích não giúp giải phóng một lượng endorphin – hormone vui vẻ, giúp giảm đau tự nhiên của cơ thể. Người bệnh nên ăn với mức vừa phải, đủ để thưởng thức món ăn yêu thích và không gây hại tới cơ thể.

  1. Các loại thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin

Người bệnh sẽ có thời gian phục hồi nhanh hơn khi loại bỏ chế độ ăn có đồ ăn nhanh, đồ ăn vặt ít chất dinh dưỡng trong khẩ phần ăn.

Tốt nhất nên hỏi bác sĩ chuyên khoa về bệnh thoát vị đĩa đệm các loại thức ăn và vitamin cần bổ sung trong thời gian trước, sau thời gian phẫu thuật để có thể thúc đẩy tiến trình điều trị. Đặc biệt lưu ý cung cấp đầy đủ vitamin D và canxi cho cơ thể.

Ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm? Những kiến thức dinh dưỡng cần nắm rõ 1

+ Với người trên 50 tuổi và đặc biệt là phụ nữ mãn kinh thì nên cung cấp 1.500 mg canxi và 400-800 IU vitamin D mỗi ngày.

+ Với người trong độ tuổi từ 25 – 50 tuổi thì nên cung cấp 1.000 mg canxi và 400 IU vitamin D mỗi ngày

Trong trường hợp tiêu thụ hơn 2.000 mg canxi/ ngày sẽ gây hại thận và tạo sỏi thận. Chính bởi thế, cần tiêu thụ lượng canxi ở lượng khuyến cáo. Với những người có tiền sử bị bệnh thận thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ nguồn canxi bổ sung nào.

Một số thực phẩm giàu canxi như: sữa, chế phẩm từ sữa; loại rau màu xanh đậm; các loại đậu; cá hồi; cá mòi; cam; hạnh nhân…

Trên đây là những kiến thức cơ bản dành cho người bị thoát vị đĩa đệm tìm hiểu xem nên ăn gì sau khi mổ thoát vị đĩa đệm? Hy vọng rằng, với việc tuân thủ một số quy tắc dinh dưỡng sẽ giúp bạn nhanh chóng phục hồi và trở lại cuộc sống như bình thường trong thời gian sớm nhất