Trong quá trình mang thai, khi tử cung lớn dần lên thì các bà mẹ thường hay bị đau ở vùng lưng. Theo thống kê cho thấy ở việt nam có khoảng 50% phụ nữ mang thai bị đau lưng, xảy ra vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thời kỳ thai nhi. Không chỉ dừng lại ở đó. Sau khi sinh phụ nữ có nguy cơ vẫn bị đau vùng lưng này, hay nói chính xác là bị giãn dây chằng ở lưng khi mang thai. Vậy cụ thể nó có những biểu hiện như thế nào? Có ảnh hưởng như thế nào đến cả mẹ và bé không? Chắc hẳn các ông bố sẽ rất lo lắng cho các bà mẹ, vậy thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây nhé.

1. Nguyên nhân khiến các bà mẹ bị giãn dây chằng ở lưng khi mang thai

Dây chằng được gắn vào mỗi bên của phần dạ con, và ở bên thành của khung xương chậu. Nó là 1 nhóm các mô xương cứng hỗ trợ cho các cơ quan nội tạng và cơ bắp. Khi thai nhi phát triển sẽ làm cho dây chằng cũng phải dầy và mở rộng ra để nâng đỡ nhau thai, nước ối, trọng lượng thai nhi…Và việc dây chằng kéo dài ra sẽ khiến phụ nữ bị đau ở 2 bên bụng và cũng ảnh hưởng đến những dây thần kinh gần đó dẫn đến đau.

Thường thì ở thời điểm 3 tháng giữa của thai kỳ ( hay còn gọi là tam cá nguyệt thứ 2 ) thì bắt đầu xuất hiện những cơn đau dây chằng bắt đầu xuất hiện với biểu hiện đau nhẹ. Sau đó các cơn đau tăng mạnh lên vào các tháng cuối của thai kỳ

Biểu hiện đau có thể ở sâu trong háng, có thể đau âm ỉ dây chằng bao quanh tử cung, trong vùng xương chậu. Cũng có thể đau ở bụng dưới, sau đó các cơn đau lan sang 2 bên đầu hông. Tùy vào sự thay đổi của dây chằng mà đau hai hoặc một bên lưng.

2. Biển hiện khi giãn dây chằng ở lưng khi mang thai

-Các bà mẹ sinh con lần đầu thì ít có biểu hiện đau dây chằng hơn so với các bà mẹ sinh con nhiều lần.

-Khi phụ nữ đi bộ nhiều cũng như làm việc quá sức sẽ khiến bụng dưới đau âm ỉ.

-Phụ nữ mang thai sẽ có các biểu hiện đau đột ngột khi thay đổi vị trí. Ví dụ như khi họ chuyển các động tác từ ngồi sang đứng, rời khỏi giường hay ho nhẹ cũng bị đau.

-Vùng xương chậu sẽ có cảm giác như em bé sắp rơi ra vậy, đau ê ẩm vả cảm thấy rất nặng.

-Nếu như đau ngoài vùng bụng dưới còn kèm thêm các triệu chứng khác như ốm sốt, chảy máu, buồn nôn, co thắt, ói mửa, ớn lạnh…thì nó không còn là đau dây chằng bình thường nữa rồi, người bệnh nên đến bệnh viện để được khám chữa kịp thời.

Nguyên nhân gây ra giãn dây chằng ở lưng khi mang thai và cách điều trị 1

3. Cách điều trị khi người bệnh bị giãn dây chằng ở lưng khi mang thai

-Nếu như các bà mẹ bị đau dây chằng thì phải ngừng vận động ngay, không nên gắng sức quá sẽ xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Ngồi nghỉ chờ cho đến khi hết đau thì mới cử động trở lại.

-Khi đứng hay đi bộ thì nên sử dụng đai đỡ bụng để giúp cho dây chằng hỗ trợ nâng đỡ tử cung. Lưu ý là hỏi ý kiến bác sĩ khi sử dụng công cụ hỗ trợ này. Nhưng các bà mẹ không nên quá phụ thuộc vào các đai đỡ bụng này vì sẽ làm cho các cơ hoạt động ít đi, từ đó có thể làm trương lực sau sinh.

-Trước khi tập thể dục thể thao thì các bà mẹ nên khởi động các động tác thật kỹ

-Khi đi bộ thì các bà mẹ không nên sử dụng giày cao gót mà hãy sử dụng giày đế bằng để giảm các cơn đau dây chằng, cũng như tránh cho lưng bị cong từ đó gây đau nhiều hơn.

-Các bà mẹ nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái phù hợp với mình.

-Nếu như đang ngồi mà bị đau thì các bà mẹ hãy thay đổi tư thế như đứng lên đi lại nhẹ nhàng 1 chút. Điều này hay xảy ra đối với phụ nữ mang thai là dân văn phòng nhưng ngồi làm việc quá lâu. Nhưng không nên làm việc nặng nữa mà hãy nghỉ ngơi chờ cho cơn đau đi qua.

-Khi ngủ thì nên nằm xoay nghiêng một bên khi ngủ, cong 2 đầu gối lên phía bụng để giảm đau, gối mông kê dưới bụng để không những nâng bụng mà còn cả cơ thể nữa.

-Đau quá nhiều có thể sử dụng thuốc giảm đau paracetamol nhưng nhớ hỏi ý kiến bác sĩ.

-Có thể ngâm mình trong vòi hoa sen, nước ấm sẽ có tác dụng làm dịu các cơn đau. Đắp khăn nóng vào vùng bụng dưới cũng được. Tuy nhiên không được ngâm trong nước nóng quá lâu.

-Trong thời gian mang thai, người mẹ cũng có thể tập 1 số môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, hay bơi lội…rất tốt cho việc hoạt động các cơ cũng như hỗ trợ điều trị giãn dây chằng ở lưng.

Nếu như các cơn đau mãi không giảm thì có thể là dấu hiệu của những bệnh nguy hiểm như: u nang buồng trứng, viêm ruột thừa, mang thai ngoài tử cung, sạn thận. Kể cả xuất hiện những triệu chứng như: dịch âm đạo tiết ra nhiều, hơn 4 cơn co thắt lưng trong 1 giờ, ớn lạnh, đau lưng dưới, sốt, chảy máu…Thì các bà mẹ nên đi khám ngay để chữa trị kịp thời.