Thoát vị đĩa đệm là một chứng bệnh có khá nhiều người gặp phải. Phụ nữ mang thai là một đối tượng chiếm tỷ lệ tương đối cao. Tuy nhiên, rất nhiều người đã chủ quan và thường bỏ qua vì cho rằng đây là các dấu hiệu, cơn đau bình thường khi trong quá trình bầu bí mà không biết rằng mình bị thoát vị đĩa đệm.

BS Lê Anh Tuấn – Trưởng khoa Phục hồi chức năng  tại Bệnh viện Thanh Nhàn -TP Hà Nội cho hay: bệnh thoát vị đĩa đệm hay có tên gọi khác là trượt đĩa đệm; nứt đĩa đệm là một loại bệnh xảy ra khi đĩa đệm bị mòn, vỡ, nứt và bị mất nước do cơ thể con người bị lão hóa hoặc người bệnh gặp chấn thương với vùng cột sống. Trong tình huống này, nhân nhầy bị trào ra ngoài và xâm nhập vào tủy sống, dẫn tới tình trạng lồi đĩa đệm hoặc đĩa đệm bị chia thành nhiều mảnh. Từ đó tạo lực ép lên các dây thần kinh liền kề và gây đau buốt nơi dây thần kinh bị chèn ép.

Nguyên nhân khiến thai phụ mắc bệnh thoát vị đĩa đệm 1

Thông thường, bệnh xảy ra ở mặt trước hoặc mặt sau của cơ thể, khi bệnh có diễn biến nặng và có thể tạo ra các cơn đau buốt, tê bì ở cả hai mặt, hai chân, ruột, bàng quang. Khi bị thoát vị đĩa đệm ở vùng thắt lưng thì sẽ có triệu chứng đau lưng hoặc dọc dây thần kinh tọa. Còn bị thoát vị đĩa đệm sẽ khiến vùng cổ đã gây ra đau và cứng cổ, lan ra phía vai và cánh tay.

Các chuyên gia rong lĩnh vực xương khớp cho biết, nguyên nhân chính khiến phụ nữ mang thai hay bị thoát vị đĩa đệm đó chính là chị em phụ nữ trong quá trình mang thai tăng cân, chủ yếu tập trung ở vùng bụng nên dẫn tới sự mất cân bằng trọng lượng của cơ thể. Khi mang thai phần lưng và cột sống, vùng xương chậu của phụ nữ phải chống đỡ nặng hơn.  Trọng tâm của cơ thể thay đổi và chèn ép các dây thần kinh, mạch máu ở phần lưng. Khi người thai phụ đứng sai tư thế cũng sẽ khiến phần lưng dưới bị kéo nặng.

Bên cạnh đó, yếu tố về sự gia tăng hormone, nội tiết tố, nồng độ estrogen, progesterone tăng cao sẽ khiến cho phần khớp và dây chằng bị lỏng lẻo khiến cho chức năng nâng đỡ lưng bị suy giảm.

Vì các thai phụ thường nhầm lẫn với chứng đau lưng thông thường nên nhiều người thường chủ quan và cho rằng bệnh lý chỉ xuất hiện ở người cao tuổi nên không đi khàm. Chính bởi thế đã khiến cho bệnh tình nặng lên và khiến quá trình điều trị khó khăn, phức tạp.