Thoát vị đĩa đệm cột sống là hậu quả của chứng thoái hóa đĩa đệm. Đây là một trong những dấu hiệu của sự tăng dần về tuổi tác khiến đĩa đệm của bạn ngày càng bị khô và kém linh hoạt khiến cơ thể bạn dễ bị tổn thương hơn khi xảy ra các loại chấn thương. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn mắc phải chứng bệnh này tuy nhiên ít ai biết được rằng nguyên nhân chủ yếu lại bắt nguồn từ chính các thói quen trong cuộc sống hàng ngày của bạn.

Thoát vị đĩa đệm cột sống chính là bệnh lý của đĩa đệm của cột sống bị dịch chuyển khỏi vị trí của chúng tại thân đốt sống, từ đó chèn ép rễ thần kinh hoặc ống sống. Thoát vị đĩa đệm cột sống thường gặp ở các vị trí như: cột sống cổ, cột sống thắt lưng và gây ra hiện tượng chèn ép rễ thần kinh hoặc ống sống tại vị trí bị chèn ép.

Nguyên nhân thực sự của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đa số là do những vi chấn thương bị lặp đi lặp lại gây nên, tuy nhiên người bệnh không thường chú ý đến. Có thể kể tới các hoạt động thường ngày dẫn tới thoát vị đĩa đệm như: mang vác, vận chuyển đồ nặng. Bên cạnh đó là do người bệnh bị một số chấn thương cột sống như: ngã từ vị trí cao xuống; tai nạn giao thông; tai nạn lao động;…

Một số lưu ý các yếu tố tạo nên nguy cơ thoát vị đĩa đệm:

+ Cân nặng của cơ thể: Khi cơ thể bạn thừa cân sẽ làm tăng gánh nặng cho những đĩa đệm cột sống và thắt lưng dẫn với nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm cột sống ở thắt lưng bị tăng cao.

+ Tính đặc thù của nghề nghiệp: Có một số nhóm nghề nghiệp yêu cầu hoạt động thể lực nhiều như: mang vác vật nặng liên tục; đẩy hoặc kéo các vật nặng; bị nghiêng hoặc vẹo cột sống sang một bên… Đây đều là những nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh.

+ Di truyền: Có khá nhiều người bị mắc bệnh vì tính chất di truyền trong chính gia đình của mình.

Dấu hiệu nào khiến bạn nên đến bác sĩ ngay để khám bệnh thoát vị đĩa đệm

Nhiều người bệnh bị mắc bệnh không có triệu chứng rõ ràng, cụ thể. Có một số trường hợp bệnh được phát hiện ra tình cờ khi bác sĩ xem hình ảnh trên phim chụp. Cũng có những trường hợp bị bệnh này sẽ bị đau cột sống. Các khu vực bị đau thường ở tại cột sống, thắt lưng, cột sống cổ.

Tổng quan bệnh thoát vị đĩa đệm ở cột sống những điều bạn nên biết 1

Các triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm tại cột sống

+ Có cảm giác đâu chân, tay: Khi bị bệnh tại cột sống, thắt lưng sẽ khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như: đau vùng thắt lưng lan xuống tới mông; mặt sau của đùi; mặt sau phía bên ngoài cẳng chân; cả bàn chân.

+ Đau các khu vực như: cổ; vai; cánh tay: Triệu chứng này có thể bị tăng lên cao khi bạn bị ho; hắt hơi; vận động mạnh phần cột sống.

+ Tê bì: Khi người bệnh mắc chứng thoát vị đĩa đệm cột sống sẽ bị tê bì tại chính nơi có thể tương ứng đó, và cùng với đó là vùng chi phối của chính thần kinh đã bị đĩa đệm chèn ép.

+ Yếu cơ: Vì bệnh chèn ép thần kinh nên khiến làm giảm khả năng đáp ứng vận động của nhóm cơ thần kinh đó chi phối gây nên tình trạng yếu cơ. Triệu chứng này chỉ có thể phát hiện được khi bác sẽ thăm khám, tuy nhiên cũng có thể rõ ràng hơn trong việc ảnh hưởng tới chính cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh hoặc có thể gây tàn phế.

Mọi người cần đến bác sĩ để nhận tư vấn khi có triệu chứng bị đau cổ lan ra vai, tay hoặc đau lưng bị lan xuống tận hông và chân, kèm theo đó là triệu chứng bị tê bì các vị trí trên cơ thể, yếu cơ.

Một số biến chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm

Tủy sống của cơ thể con người có cấu tạo không chiếm hết chiều dài của ống sống mà chie tới phần cao của cột sống thắt lưng. Phần thấp của cột sống thắt lưng là nơi chứa đựng các loại dây thần kinh trong ống sống. Trong nhiều trường hợp bị bệnh có thể gây nên hiện tượng bị chèn ép tủy sống cấp hoặc có cách gọi khác là hội chứng đuôi ngựa. Trong tình huổng này cần phải cho người bệnh phẫu thuật khẩn cấp để giúp giải phóng sự chèn ép, tránh bị liệt vĩnh viễn.

Người bị bệnh thoát vị đĩa đệm có những dấu hiệu sau cần tới ngay cơ sở y tế:

+ Các triệu chứng như: đau, tê bì, yếu cơ, yếu chi nặng hơn khiến bạn không thể thực hiện được các hoạt động, sinh hoạt thường ngày

+ Rối loạn chức năng tiểu tiện và đại tiện: Người bệnh có thể bị bí tiểu, tiểu không tự chủ hoặc đại tiện không tự chủ.

+ Mất cảm giác một số vùng trên cơ thể: vùng hậu môn, sinh dục, mặt phía trong của đùi và cẳng chân

Thay đổi thói quen phù hợp với bệnh lý thoát vị đĩa đệm

+ Dùng thuốc giảm đau: Nên sử dụng thuốc giảm đau một các hợp lý, tránh việc sử dụng không đúng theo chỉ định của y, bác sĩ. Nên tham khảo kỹ các ý kiến của các bác sĩ chuyên môn trước khi lựa chọn sử dụng các loại thuốc giảm đau có liều cao, tác dụng mạnh và nhanh.

+ Dùng biện pháp nhiệt: Trong các trường hợp khẩn cấp của bệnh có thể chườm đá, nước lạnh để giúp giảm đau, giảm phản ứng viêm của bệnh. Khi qua đợt cấp thì người bệnh có thể chườm ấm để làm giãn cơ và đem lại cảm giác dễ chịu hơn.

+ Tránh nằm một chỗ quá lâu: Nằm quá lâu khiến cho các khớp của cột sống bị cứng và gây nên yếu cơ. Người bệnh chỉ nên nằm nghỉ ngơi khoảng 30 phút, sau đó đứng dậy đi lại hoặc làm một số việc nhẹ nhàng, tránh thực hiện các động tác, tư thế gây tổn thương, đau cho cột sống.

Cách phòng bệnh thoát vị đĩa đệm

+ Luyện tập: Các bài tập giúp làm khỏe khối cơ cạnh cột sống có tác dụng rất tốt và làm vững cột sống, giúp bạn tránh được các bệnh lý về đĩa đệm..

+ Tạo thói quen duy trì các tư tế tốt cho cột sống: Khi bạn có tư thế tốt trong học tập, lao động, làm việc sẽ giúp bạn tránh được các sang chấn không đáng có cho cột sống. Bạn nên ngồi thẳng lưng, hạn chế không nên giữ nguyên một tư thế trong một thời gian dài. Hãy gấp gối thay vì cúi lưng khi nâng một vật nặng nào đó.

+ Duy trì cân nặng hợp lý: Bạn cần duy trì một mức cân nặng hợp lý với chiều cao của cơ thể mình để tránh tạo áp lực cho cột sống của bạn.

Bài viết đã cung cấp tổng quan chi tiết về bệnh cho bà con được biết, Chúc bà con luôn mạnh khỏe.